Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 10/03/2019 - 10:23
(Thanh tra) - Công ty Cổ phần Giày Sài Gòn (Giày SG) tại 419 Lê Hồng Phong, quận 10, vẫn tiếp tục cho thuê đất trái phép sau nhiều lần bị xử phạt, bỏ hoang đất “vàng”, dù UBND TPHCM đã ra văn bản chấm dứt việc này từ lâu.
Xưởng sản xuất của Giày SG vẫn đóng cửa, trong khi hoạt động vận tải hàng hóa, văn phòng giao dịch… của Công ty Thành Bưởi vẫn diễn ra nhộn nhịp
Đủ cơ sở để thu hồi đất?
Theo ghi nhận của phóng viên, bên trong khu đất “vàng” diện tích hơn 10.000m2, với 3 mặt tiền đường, tại địa chỉ 419 Lê Hồng Phong, quận 10 của Giày SG, thì hiện xưởng sản xuất vẫn đóng cửa, trong khi hoạt động vận tải hàng hóa, văn phòng giao dịch… của Công ty Thành Bưởi vẫn diễn ra nhộn nhịp.
Điều đáng nói, đơn vị này đã vi phạm nhiều lần về việc sử dụng đất.
Lần thứ nhất, cuối năm 2015, UBND quận 10, Giày SG ký hợp đồng cho thuê đất 5 năm với Công ty Thành Bưởi (ngày ký 1/12/2015). Mục đích để cho Công ty Thành Bưởi kinh doanh bãi xe, “bến xe” vận chuyển khách và hàng hóa. Khi UBND quận 10 phát hiện Giày SG đã buộc chuyển hợp đồng cho thuê thành hợp đồng hợp tác kinh doanh, nhưng về bản chất vẫn là hợp đồng cho thuê nhà, xưởng thu tiền hàng tháng. Bởi vậy, UBND quận 10 xác định việc này vi phạm quy định của pháp luật nên xử phạt và thu hồi khoản tiền cho thuê, hợp tác trái phép này.
Lần thứ hai, tháng 6/2017, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã vào cuộc làm rõ các dấu hiệu vi phạm trong việc sử dụng đất và sau đó Giày SG bị xử phạt hơn 720 triệu đồng do sử dụng đất sai mục đích.
Cũng trong năm 2017, UBND TP đã ra văn bản yêu cầu Giày SG phải chấm dứt ngay hành vi cho thuê đất trái phép. Trường hợp tiếp tục sử dụng đất không đúng mục đích hoặc giảm nhu cầu sử dụng đất sẽ bị thu hồi.
Hiện nay, Giày SG vẫn đang ký hợp đồng cho Công ty Thành Bưởi thuê. Mới đây lại tiếp tục gia hạn hợp đồng từ 16/10/2018 - 15/10/2019, với số tiền 440 triệu đồng/tháng. UBND quận 10 xác nhận Giày SG vẫn đang cho thuê đất trái phép.
Mới đây, tại buổi họp báo tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP HCM, phóng viên Báo Thanh tra đã nêu lên thực trạng trên và hỏi hướng xử lý của cơ quan chức năng
Tại buổi họp, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cho biết, Giày SG đã nhiều lần vi phạm về đất đai, từ sau khi cổ phần hóa (năm 2015). Sau đó, TP đã kiểm tra ra quyết định xử lý những hành vi sử dụng sai mục đích của Giày SG.
"Thế nhưng sau khi nộp phạt, Giày SG vẫn chưa chấm dứt cho thuê. Hiện nay, Sở kết hợp quận 10 tiếp tục kiểm tra. Giày SG đã bị xử phạt nhưng tiếp tục cho thuê nghĩa là tiếp tục sai phạm hành vi đó, tình tiết ngày càng tăng nặng”, ông Thắng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Thắng không trả lời cụ thể sẽ xử phạt thế nào, mặc dù trước đó, tháng 6/2017, văn bản của UBND TP HCM nêu rõ: Nếu Giày SG tiếp tục sử dụng đất không đúng mục đích, hoặc giảm nhu cầu sử dụng đất sẽ bị thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, việc sử dụng đất trái phép vẫn cứ ngang nhiên tiếp diễn, điều đó cho thấy Giày SG cố tình sử dụng đất công trái pháp luật, “phớt lờ” chỉ đạo của UBNDTP và quy định pháp luật.
Cần phải nói thêm, đối với Giày SG, Nhà nước chỉ thu tiền thuê đất hàng năm với mức giá 100 ngàn đồng/m2/năm, (tức mỗi tháng chưa đến 10.000 đồng/m2/tháng). Những tưởng nhờ được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước, Giày SG sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho xã hội, đóng góp vào ngân sách TP… Ngược lại, khi vừa kịp cổ phần hóa xong, cuối năm 2015, hơn 500 công nhân phải ra đường. Giày SG quyết định cho nghỉ việc với lí do làm ăn thua lỗ cần phải tái cơ cấu lại.
Ông Vũ Anh Khoa, Phó Chủ tịch UBND quận 10 xác nhận: “Nhiều năm nay, Giày SG nói rằng đang tái cơ cấu nhưng 3 năm nay vẫn không đưa ra một phương án tái cơ cấu, kinh doanh cụ thể sẽ theo hướng nào, sản xuất cái gì… mà liên tục vướng vào sai phạm”.
Bên cạnh đó, ông Khoa cũng khẳng định: “Ở góc độ quản lý Nhà nước, tôi cho rằng có sự lãng phí nguồn lực vô cùng lớn khi Giày SG không sử dụng hết công năng cũng như diện tích khu “đất vàng” này”.
Thực tế là: Một mặt Giày SG bán đi toàn bộ máy móc thiết bị của công ty, một mặt lên kế hoạch để chuyển đổi từ đất sản xuất sang đất thương mại, dịch vụ, cao ốc văn phòng.
Dư luận đang đặt câu hỏi, có hay không việc trục lợi đất vàng “vàng” trong cổ phần hóa, chứ không phải vì công ăn việc làm của hàng trăm công nhân, hay vì xã hội...?
Cũng tại buổi họp báo, ông Thắng thông tin, đến cuối năm 2020, Giày SG hết thời gian thuê đất. Hiện tại, quận 10 đang rà soát lại quy hoạch và đề nghị xem xét vị trí này để làm trường học. Sở Quy hoạch & Kiến trúc và quận 10 đang đề nghị điều chỉnh quy hoạch.
Được biết, từ nhiều năm nay, UBND quận 10 cũng đã kiến nghị thành phố thu hồi toàn bộ diện tích đất của Giày SG, để phục vụ cho nhu cầu giáo dục, vì quận đang thiếu trường học trầm trọng, các bậc phụ huynh đang nóng lòng chờ “phán quyết” của thành phố.
Nghiêm Lan
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Dù đã gần 2 tháng trôi qua nhưng UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vẫn chưa có báo cáo về những vi phạm đối với ông Nguyễn Khánh Quân, hiện là Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng, như đề nghị của Công an tỉnh. Trong khi đó, khi thi công công trình trụ sở làm việc xã Ba Tầng do Công ty TNHH Lộc Phú trúng thầu từng xảy ra vụ 1 người đàn ông tử vong do bị điện giật.
Minh Tân
14:00 25/11/2024(Thanh tra) - Với số vốn khá khiêm tốn 1,5 tỷ đồng cùng số lao động đăng ký là 4 người, thế nhưng, Công ty Sông Ba đã tham gia và trúng 9/9 gói thầu tại huyện Hương Khê, với tổng giá trị trúng thầu hơn 300 tỷ đồng. Đáng nói, đa số các gói thầu doanh nghiệp này góp mặt có tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách rất thấp. Đi kèm với đó, công ty này có cách xoay vòng vốn thú vị.
Quang Dân
11:03 23/11/2024Thành Nam
18:43 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Phương Anh
Lê Phương
Nhóm PV
T.Thanh
Minh Tân
Hương Giang
Nam Dũng
T.Thanh
Hoàng Nam
Phương Anh
Hải Viên