Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân làm chậm giải ngân vốn đầu tư công

Thứ sáu, 26/03/2021 - 06:00

(Thanh tra) - Các sở, ngành và địa phương kiên quyết xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm, làm chậm, gây nhũng nhiễu, gây khó khăn trong triển khai, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Đây là chỉ đạo của ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tại “Hội nghị tổng kết giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư  công năm 2021”, do UBND tỉnh An Giang tổ chức ngày 25/3.

Ông Lê Văn Phước nhấn mạnh: Tỉnh xác định thúc đẩy kinh tế phát triển, giải pháp đẩy nhanh nguồn vốn đầu tư công là một trong những giải pháp quan trọng nhằm góp phần kích cầu, phục hồi phát triển kinh tế trong điều kiện dịch COVID 19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Năm 2021 là năm hết sức khó khăn do dịch COVID 19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư, tiến độ triển khai vốn. Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh xác định đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư là một nhiệm vụ chính trị quan trọng và An Giang đặt mục tiêu cao nhất giải ngân vốn đầu tư công đạt kế hoạch theo chỉ đạo của Chính phủ, HĐND tỉnh giao trong năm 2021.

Để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn trong năm 2021, ông Phước yêu cầu, các Sở, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh phải xem giải ngân vốn đầu tư là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2021 để triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, kịp thời tháo gỡ các rào cản, vướng mắc kịp thời để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nhà thầu tập trung huy động nguồn nhân lực, vật tư, trang thiết bị đẩy nhanh thi công công trình, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các nhà thầu vi phạm tiến độ, chậm thi công công trình.

Năm 2021, tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn vốn từ ngân sách nhà nước An Giang nhận hơn 5.000 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách Trung ương hơn 1.500 tỷ đồng và vốn ngân sách địa phương hơn 3.500 tỷ đồng.

Để giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả cao nhất trong năm 2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang đề nghị các chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân các dự án. Các chủ đầu tư phân công cụ thể cán bộ phụ trách mỗi dự án, lập bảng kế hoạch thực hiện và giải ngân từng dự án theo từng tuần để theo dõi; kịp thời đôn đốc, nhắc nhở cán bộ phụ trách, nhà thầu thi công khi dự án triển khai không đúng kế hoạch đề ra.

Đối với các dự án có công tác bồi hoàn, các chủ đầu tư cần dự báo khả năng thực hiện và thời gian cần thiết để thực hiện công tác bồi hoàn, từ đó đề xuất UBND tỉnh bổ sung vốn hoặc điều chỉnh giảm vốn để phù hợp với khả năng thực hiện công tác bồi hoàn. Đối với các dự án bị vướng mắc công tác bối hoàn cần đề xuất để UBND tỉnh có giải pháp xử lý cụ thể từng dự án nhằm sớm khắc phục triệt để vấn đề này.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, tổng kế hoạch đầu tư công năm 2020 nguồn vốn ngân sách nhà nước giao cho An Giang hơn 6.340 tỷ đồng. Theo đó, kế hoạch vốn năm 2020 là hơn 5.600 tỷ đồng và kế hoạch vốn các năm trước được kéo dài chuyển sang năm 2020 là hơn 743 tỷ đồng.

Từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/1/2021, giá trị giải ngân các kế hoạch vốn đầu tư công của An Giang được hơn 5.350 tỷ đồng, đạt 84,33% kế hoạch do HĐND tỉnh giao và đạt 96,89% kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao.

So với cùng kỳ 2019, tỷ lệ giải ngân năm 2020 thấp hơn 4,24% kế hoạch do HĐND tỉnh giao; nhưng cao hơn 7% nếu tính theo kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao. Đây là năm An Giang có giá trị giải ngân cao nhất từ trước đến nay.

Năm 2020, An Giang có tổng cộng 58 chủ đầu tư có sử dụng các kế hoạch vốn, bao gồm cả vốn kế hoạch các năm trước kéo dài chuyển sang.

Kết quả có 36 chủ đầu tư gồm 29 Sở, ban, ngành và 7 huyện, thị xã, thành phố giải ngân cao hơn bình quân chung của tỉnh với tỷ lệ giải ngân trên 84,33%; có 22 chủ đầu tư gồm 18 Sở, ban, ngành và 4 huyện, thị xã, thành phố giải ngân thấp hơn bình quân chung của tỉnh với tỷ lệ giải ngân thấp hơn 84,33%.

Giải thích tỷ lệ giải ngân các kế hoạch vốn của An Giang không đạt yêu cầu đặt ra, ông Võ Chí Trung, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cho rằng, nguyên nhân do năm 2020 là năm cuối của kỳ kế hoạch đấu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, nên Trung ương giao toàn bộ số vốn còn lại trong kế hoạch trung hạn cho tỉnh.

Mặt khác, số vốn giao bổ sung trong năm cũng tăng khá lớn so với các năm trước, gây khó khăn trong việc thực hiện chỉ đạo giải ngân hết kế hoạch vốn được giao. Bên cạnh đó, khâu bồi hoàn, giải phóng mặt bằng tiếp tục là nút thắt lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện các dự án cần giải phóng mặt bằng.

Theo Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, năng lực của một số chủ đầu tư còn hạn chế ở khâu lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế, đặc biệt là bước thiết kế ban đầu, cũng như hạn chế ở khả năng dự báo quy mô cần thiết của dự án, khả năng dự báo tiến độ thực hiện công tác bồi hoàn, dẫn đến việc khi triển khai thực hiện có một số dự án phải điều chỉnh thiết kế hoặc bổ sung hạng mục hoặc phải kéo dài thời gian thực hiện dự án, thời gian thực hiện hợp đồng, qua đó làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án…

Thanh Sang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm