Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Giang
Thứ năm, 13/06/2024 - 10:38
(Thanh tra) - Dữ liệu công bố trong báo cáo tài chính cho thấy, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang là nhóm ngành “dồn lực” khá nhiều vào kênh trái phiếu. Tại Báo cáo Thị trường trái phiếu tháng 5/2024 của Chứng khoán MSB, thời gian qua, tỷ lệ chậm trả gia tăng trong tháng, trong bối cảnh doanh nghiệp không trả được lãi và gốc khi lượng lớn giá trị trái phiếu đáo hạn tập trung trong kì.
Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang rót hàng chục nghìn tỷ đồng vào kênh trái phiếu. Ảnh: Chụp màn hình.
Rót hàng chục nghìn tỷ đồng vào kênh trái phiếu
Đến thời điểm hiện tại, đa số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2023, ghi nhận kết quả kinh doanh có nhiều biến động so với cùng kỳ năm ngoái.
Đồng thời, dữ liệu công bố trong báo cáo tài chính cho thấy, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang là nhóm ngành “dồn lực” khá nhiều vào kênh trái phiếu.
Đơn cử, báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2023 của Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam (Bảo hiểm Sun Life) cho thấy, tính đến ngày 31/12/2023, doanh nghiệp này đang nắm giữ 1.753 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, chiếm khoảng 8,4% tổng tài sản công ty (20.834 tỷ đồng).
Tương tự, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam đang dành 17.084 tỷ đồng để đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, chiếm khoảng 9,6% tổng tài sản công ty (176.672 tỷ đồng).
Tại ngày 31/12/2023, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam đã dành hơn 9.306 tỷ đồng đầu tư trái phiếu của các tổ chức tín dụng và trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành, chiếm 13,95% tổng tài sản doanh nghiệp (66.686 tỷ đồng).
Kết thúc năm 2023, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam đang nắm giữ hơn 2.414 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, chiếm 12,3% tổng tài sản (19.558 tỷ đồng).
Trong khi đó, số lượng trái phiếu doanh nghiệp và tổ chức tín dụng Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ BIDV Metlife đang nắm giữ khoảng 280 tỷ đồng, chiếm 5,1% tổng tài sản công ty.
Tỷ lệ chậm trả trái phiếu doanh nghiệp gia tăng
Trong năm 2024, ước tính có khoảng 279 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, với hơn 115 nghìn tỷ đồng làm trái phiếu doanh nghiệp bất động sản (chiếm 41,4%), tiếp theo là nhóm tổ chức tài chính với hơn 81 nghìn tỷ (chiếm 29%).
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng số liệu trên chưa tính những khoản đáo hạn “lần 2” sau khi được gia hạn, cho nên áp lực đáo hạn trong năm nay thực chất sẽ cao hơn so với con số trên phản ánh.
Đáng lưu ý rằng, tại Báo cáo Thị trường trái phiếu tháng 5/2024 của Chứng khoán MSB cho biết, thời gian qua, tỷ lệ chậm trả gia tăng trong tháng, trong bối cảnh doanh nghiệp không trả được lãi và gốc khi lượng lớn giá trị trái phiếu đáo hạn tập trung trong ki.
Dưới áp lực đáo hạn trái phiếu trong quý 2 đặc biệt đè nặng lên với các doanh nghiệp bất động sản khoảng 72 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp dự kiến đáo hạn, trong tháng 5 đã ghi nhận thêm 5 doanh nghiệp công bố chậm thanh toán gốc, lãi chậm trả bao gồm 4 doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản khiến cho tổng số chậm trả lên tới 111 doanh nghiệp.
Hiện tại, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp chậm các nghĩa vụ thanh toán ước vào khoảng 196.800 tỷ đồng, chiếm hơn 19% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của toàn thị trường, trong đó nhóm ngành bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 70% giá trị chậm trả.
Trong khi đó, theo báo cáo tổng quan về thị trường trái phiếu doanh nghiệp được công bố của Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) công bố mới đây, trong 12 tháng tới, khoảng 19% trái phiếu đang lưu hành với tổng giá trị là 216 nghìn tỷ đồng sẽ đáo hạn. VIS Rating ước tính 9% trong số này là trái phiếu có rủi ro chậm trả cao, chủ yếu ở các ngành Bất động sản dân cư và Xây dựng.
Chỉ tính riêng trong tháng 6/2024, 41 mã trái phiếu thuộc 34 tổ chức phát hành trị giá 23 nghìn tỷ đồng sẽ đáo hạn. Trong đó, VIS Rating nhận định khoảng 6.9 nghìn tỷ đồng, tương đương 30% có nguy cơ chậm trả nợ gốc/lãi trong tháng 6/2024.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà