Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bình An
Thứ năm, 07/09/2023 - 06:35
(Thanh tra)- Nhận thấy người tiêu dùng có nhu cầu lớn về thực phẩm chức năng (TPCN), một số đối tượng đã lợi dụng để sản xuất, làm giả các loại TPCN không đảm bảo chất lượng, thần thánh hóa công dụng của loại sản phẩm này hòng đánh lừa người tiêu dùng. Đây đều là những hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lý nghiêm và người tiêu dùng nên thận trọng trước khi mua, sử dụng các sản phẩm này.
Lực lượng quản lý thị trường TP Hà Nội phát hiện gần 3 tấn nguyên liệu dùng để làm TPCN không rõ nguồn gốc. Ảnh: BA
TPCN được sử dụng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có giá trị dinh dưỡng, giữ cho cơ thể ở trạng thái thoải mái, giúp tăng cường sức đề kháng và làm giảm nguy cơ gây bệnh cho người sử dụng. TPCN có nhiều tên gọi khác như: Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng y học. TPCN không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hiện trên thị trường lưu hành hàng trăm nghìn loại TPCN khác nhau. Trong đó, nhiều loại TPCN được thổi phồng công dụng hiệu quả khi sử dụng, khiến người tiêu dùng lạc vào thế giới “ma trận”. Nhất là với các loại sản phẩm liên quan đến tăng cường sinh lực phái mạnh, chống lão hóa, làm đẹp da, giảm cân… được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội. Nhiều doanh nghiệp sản xuất TPCN trong và ngoài nước không đăng ký với cơ quan quản lý mà tự công bố chất lượng sản phẩm. Hoặc đăng ký với cơ quan quản lý một đằng, nhưng sản xuất đưa ra thị trường thì chất lượng một nẻo!?
Trên thực tế, các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh TPCN giả, kém chất lượng, thu giữ hàng trăm thùng TPCN nhãn ghi xuất xứ Mỹ nhưng lại được sản xuất ở tỉnh Hải Dương, nhập lậu từ Trung Quốc. Đơn cử, vụ việc được đánh giá là có quy lớn, tính chất nghiêm trọng khi các đối tượng đã làm giả hàng vạn hộp TPCN tại một cơ sở sản xuất trên địa bàn thôn Cao Sơn, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng bắt quả tang 4 công nhân đang thực hiện gia công, đóng gói những viên sủi, viên nén được đựng trong các bao nilon khác nhau, cho vào các vỏ hộp nhựa không nhãn mác.
Sau đó, họ sử dụng máy khò nhiệt và máy ép nhiệt dán các nhãn mác được in sẵn của các nhãn hiệu như Lady, V3, Xtraman, HYPOLY, HeBora Collggen Enrich; Collagen Top Queen New, Glucosamine, Bora… lên phía ngoài vỏ hộp. Các sản phẩm này sau đó được dán tem chống hàng giả và chuẩn bị phân phối đến người tiêu dùng.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận tại cơ sở có gần 12.000 lọ/hộp TPCN đã được đóng gói thành phẩm với bao bì nhãn mác bắt mắt thể hiện xuất xứ từ các nước như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngoài số hàng hóa thành phẩm trên, lực lượng chức năng còn ghi nhận tại cơ sở kinh doanh chứa 4.070 lọ nhựa đựng 20 viên sủi/lọ không có nhãn mác; 67 kg viên thuốc các loại không có nhãn mác…
Một vụ việc khác cũng được Công an quận Hà Đông, Hà Nội xử lý khi phát hiện ổ nhóm sản xuất TPCN giả được quảng cáo là hỗ trợ tăng cường sinh lý nam giới. Theo tài liệu điều tra, Hứa Sỹ Cường (SN 1996) và Phạm Đức Tài (SN 1997) biết trên thị trường đang có sản phẩm “đắt khách” mang nhãn hiệu KICHMEN 1H và KICHMEN PLUS có tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng sinh lý nam giới. Sau đó, 2 đối tượng thuê nhà tại xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội để kinh doanh qua mạng, đồng thời thuê 5 nhân viên để quảng cáo bán hàng trên mạng xã hội. Đồng thời, đặt in bao bì nhãn hiệu KICHMEN 1H và KICHMEN PLUS, rồi mua các sản phẩm hộp 30 viên con nhộng trong lọ thủy tinh, từ đó chuyển về nhà Cường tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định để sản xuất hàng giả. Quá trình kiểm tra, khám xét khẩn cấp 3 địa điểm sản xuất, buôn bán và nơi ở các đối tượng, cơ quan công an thu giữ 185 lọ đã đóng thành phẩm, hơn 3.300 tem nhãn để phục vụ cho việc sản xuất TPCN tăng cường sinh lý giả.
Điểm chung của các loại sản phẩm TPCN giả, được các đối tượng thần thánh hóa công dụng là rao bán trên các trang mạng xã hội. Sau khi chốt đơn, giao hàng, nhận tiền thành công, các đối tượng sẽ xóa hết dữ liệu giao dịch với người mua nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng khuyến nghị người tiêu dùng trước khi mua sản phẩm có thể tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo TPCN bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ: https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn.
Người tiêu dùng nên chú ý chọn mua các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng. Chọn những TPCN đã được cấp phép, công bố chất lượng; mua ở những cửa hàng, hiệu thuốc được cấp phép hoạt động. Không nên mua hàng “xách tay” không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng như chất lượng sản phẩm để tránh tình trạng tiền mất, tật mang trước miếng “bánh vẽ” mang tên TPCN.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, ngày 17/4, tại UBND xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hoà Bình phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hoà Bình tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc.
Trần Kiên
(Thanh tra) - Chiều nay (17/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ bế mạc Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".
Trần Kiên
Trần Quý
Nam Dũng
Cảnh Nhật
Phương Anh
Trần Kiên
Hương Trà
Phương Anh
Trần Quý
Kim Thành
Trần Kiên
Hải Hà
Trần Kiên