Theo dõi Báo Thanh tra trên
Tuấn Minh
Thứ năm, 05/11/2020 - 22:17
(Thanh tra)- Nhằm chuẩn bị nguồn hàng hóa cung ứng Tết Tân Sửu 2021, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch về việc cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn.
TP Hồ Chí Minh lên kế hoạch cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu Tết Tân Sửu 2021. Ảnh: TM
Sở Công Thương sẽ phối hợp với các sở, ngành, làm việc với các doanh nghiệp (DN) để chuẩn bị nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Nhiều nhóm hàng sẽ được chuẩn bị lượng lớn, chi phối từ 22 - 54,5% nhu cầu thị trường như: Thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, thịt gia súc, dầu ăn, gạo...
Về cung ứng hàng hóa tại 3 chợ đầu mối, dự kiến vào thời điểm cận Tết, lượng hàng nhập về chợ tăng khoảng 80% so với ngày thường, lên đến 15.000 - 16.000 tấn/ngày.
Đối với các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP, tiến hành xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng hóa phục vụ Tết với số lượng tăng từ 2 - 3 lần so với tháng thường.
Hiện nay, các DN đã và đang tích cực chuẩn bị triển khai kế hoạch cung ứng Tết, giá cả ổn định. Về các mặt hàng bánh, mứt, kẹo, hạt... Các công ty sản xuất bánh kẹo năm nay tiếp tục tập trung cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và có nhiều mức giá khác nhau…
Theo Sở Công Thương TP, dự báo tình hình thị trường Tết trên địa bàn TP sẽ có thêm nhiều hàng hóa đặc sản các địa phương, lượng hàng dồi dào, ổn định, chất lượng cao, giá cả hợp lý và nhiều doanh nghiệp TP sẽ có điều kiện mở rộng thị phần và mạng lưới phân phối.
Sở Công Thương TP cũng cho biết: Các DN tham gia Chương trình Bình ổn thị trường cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết. Đồng thời, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu như thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm...
Ngoài ra, trong tháng cận Tết, DN trên địa bàn TP sẽ thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, tập trung vào các mặt hàng Tết, giá cả không tăng tương đương giá trị năm 2019 nhằm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, sức mua và tiêu thụ của người tiêu dùng trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp như nước giải khát, bánh, kẹo, mứt, quần áo...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý