Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

TP.HCM sẽ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của châu Á

Nghiêm Lan

Thứ tư, 05/05/2021 - 16:30

(Thanh tra) - Tầm nhìn đến năm 2045, TP.HCM sẽ trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng cuộc sống cao.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TTBC

Sáng 5/5, UBND TP.HCM đã tổ chức hội thảo khoa học định hướng phát triển kinh tế - xã hội TP giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Dự hội thảo có ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM.

TP.HCM cần phát triển theo hướng đô thị bền vững, đô thị thông minh

 Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, cho biết giai đoạn 2016-2019, GRDP của TP tăng bình quân 7,72%, duy trì vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước, đóng góp hơn 22% GDP và hơn 26% thu ngân sách cả nước.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NL

Riêng năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, TP vẫn cơ bản hoàn thành nhiệm vụ kép, kinh tế tăng trưởng 1,39%, thu ngân sách đạt hơn 371.000 tỉ đồng, đóng góp hơn 25% thu ngân sách quốc gia.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, với những điểm sáng trên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM khóa XI đã đề ra mục tiêu đến năm 2025 là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế… GRDP bình quân đầu người đạt 8.500 USD.

Đến năm 2030 sẽ là thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, thành phố văn hóa, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, GRDP bình quân đầu người khoảng 13.000 USD, là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á.

Tầm nhìn đến năm 2045, TP.HCM sẽ trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng cuộc sống cao, GRDP bình quân đầu người khoảng 37.000 USD, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM Trần Hoàng Ngân phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NL

Báo cáo tại hội thảo, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPH.CM cho biết, hội thảo đã nhận được hơn 80 bài tham luận từ các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các trường đại học, các sở, ngành, quận, huyện, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, các doanh nghiệp gửi về.

Các tham luận đề cập đến khát vọng, triển vọng phát triển kinh tế TP.HCM giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nội dung các bài viết thể hiện sự phát triển của TP.HCM cần theo hướng đô thị bền vững, đô thị thông minh, trong đó cần tập trung đẩy nhanh chính quyền số, xã hội số, nâng cao chất lượng dịch vụ công. Đồng thời, định hướng cơ cấu kinh tế TP.HCM trên quan điểm kinh tế vùng, thể hiện vai trò hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam bộ.

Các tham luận khẳng định chỉ có con đường phát triển khoa học công nghệ, nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp để đẩy nhanh tiến trình tăng trưởng theo chiều sâu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà khoa học đưa ra triển vọng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong dự báo và mô phỏng kinh tế - tài chính bằng việc phát triển điện toán lượng tử hay ứng dụng AI vào triển khai đô thị thông minh, xã hội số.

Ưu tiên những chính sách và giải pháp mang tính đột phá

Góp ý tại hội thảo, TS Trần Du Lịch cho rằng trong 10-15 năm nữa, TP.HCM sẽ là một trong những thành phố hiện đại, phát triển nhanh và năng động nhất khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.

TS Trần Du Lịch góp ý tại hội thảo. Ảnh: NL

TP.HCM cũng sẽ vươn lên trở thành một trung tâm đa chức năng, trong đó nổi bật là một trung tâm tài chính của khu vực và vươn tầm quốc tế. Nơi đây cũng sẽ là một siêu đô thị đa trung tâm với điểm nhấn là TP Thủ Đức và đô thị mới dọc sông Sài Gòn.

Tuy nhiên, để phát triển thành phố cần vượt qua những rào cản về tâm lý và thể chế để hình thành được tư duy đột phá về cơ cấu và thể chế kinh tế. Phải làm thế nào để thành phố trở thành điểm đến thu hút các doanh nghiệp toàn cầu, là điểm ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Đây vừa là cơ hội cũng chính là thách thức đối với thành phố.

Theo ông Lịch, trong những năm tới cần ưu tiên những chính sách và giải pháp mang tính đột phá về hạ tầng giao thông kết nối vùng. Trong đó cần đẩy nhanh tiến độ các dự án như cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, mở rộng 8 làn xe cao tốc TP.HCM - Trung Lương…

Đẩy nhanh xây dựng các đường vành đai kết nối vùng, ít nhất phải khép kín các đường vành đai 2 và 3 trong năm năm tới. Xây dựng cầu Cát Lái nối TP.HCM với Nhơn Trạch sẽ mang tính đột phá để mở rộng không gian vùng, tạo điều kiện phát triển TP Thủ Đức.

Bên cạnh đột phá về hạ tầng giao thông, ông Lịch cũng cho rằng cần đột phá mô hình quản lý đô thị phù hợp để phát huy cao nhất thế mạnh về vị trí và vai trò của TP.HCM. Cùng với đó là đặt TP Thủ Đức đúng vị trí vai trò động lực phát triển của TP.HCM trong 10 năm tới.

Trong đó, ngay trong năm nay cần tiến hành song song 3 nội dung.

Thứ nhất, cần quy hoạch lại tổng thể TP Thủ Đức trên diện tích 211 km2 theo hướng hiện đại, phù hợp với mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, sáng tạo để làm cơ sở xây dựng hệ thống giao thông công cộng kết nối và hướng mở ra cả vùng đô thị TP.HCM.

Thứ hai là tổ chức sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức từ cấp TP Thủ Đức đến cấp phường theo hệ thống dọc thông suốt và tinh thông nghiệp vụ, đưa tiêu chuẩn chất lượng lên hàng đầu. “Đây là vấn đề khó nhất vì liên quan đến con người cụ thể, nhưng nếu không vượt qua được thách thức này sẽ không thay đổi được chất lượng công vụ và thực hiện được nhiệm vụ đặt ra đối với TP này” - ông Lịch nói.

Thứ ba là xây dựng cơ chế phân cấp, phân quyền mạnh cho chính quyền đô thị Thủ Đức nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của địa phương và giảm bớt công việc của của các sở ngành TP.HCM, theo nguyên tắc: việc gì chính quyền TP Thủ Đức có thể làm tốt thì phân cấp, phân quyền cho Thủ Đức làm, các sở ngành của TP.HCM chỉ kiểm tra thanh tra công vụ, không làm thay.

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong, nhấn mạnh, việc tổ chức hội thảo hôm nay là một trong số nhiều giải pháp để TP.HCM lắng nghe các ý kiến, hiến kế nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển, vươn lên mạnh mẽ, đưa TPHCM hướng tới là một đại đô thị thông minh, năng động, sáng tạo, mang đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm