Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

TP HCM: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 11 tháng ước đạt 752.491 tỷ đồng

Tuấn Minh

Thứ sáu, 04/12/2020 - 16:36

(Thanh tra) - Thông tin từ Sở Công Thương TP HCM cho biết: Lũy kế 11 tháng năm 2020, doanh thu thương mại dịch vụ ước đạt 1.172.800 tỷ đồng, giảm 2,3% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 11 tháng ước đạt 752.491 tỷ đồng, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2019, chiếm tỷ trọng 64,16% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện tháng 11 năm 2020 đạt 116.271 tỷ đồng. (Ảnh: TM)

Hiện nay, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP tiếp tục đà phục hồi; các ngành công nghiệp trọng yếu tăng nhẹ tiếp tục là động lực phát triển của toàn ngành công nghiệp TP.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 ước tăng 3,4% so với tháng trước và tăng 0,2% so với tháng 11 năm 2019. Các ngành tăng trưởng khá gồm: Sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất, sản xuất hàng điện tử, sản xuất thiết bị điện…

Về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện tháng 11 năm 2020 đạt 116.271 tỷ đồng, tăng 2,21% so với tháng trước, nhưng giảm 4,1% so với tháng cùng kỳ năm 2019.

Hiện hệ thống phân phối trên toàn TP có 238 chợ, 217 siêu thị, 45 trung tâm thương mại, 2.669 cửa hàng tiện lợi. So với thời điểm tháng 12/2019, tình hình phát triển hệ thống phân phối tại TP có xu hướng giảm đối với điểm bán có quy mô lớn (giảm 4 trung tâm thương mại) và tăng nhẹ một số điểm bán quy mô nhỏ (10 siêu thị hạng III, 5 cửa hàng tiện lợi)…

Trong tháng 12, Sở Công thương sẽ triển khai kế hoạch cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết Tân Sửu 2021.

Nguồn hàng bình ổn, doanh nghiệp bình ổn chiếm 30% - 40% thị phần; chợ đầu mối chiếm 60% - 70% thị phần; doanh nghiệp khác chiếm 10% - 20% thị phần…

Riêng tháng cao điểm phục vụ Tết, tổng giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp chuẩn bị là hơn 10.425 tỷ đồng, hàng bình ổn thị trường là hơn 4.172 tỷ đồng. Lượng hàng chuẩn bị tăng từ 4,4% - 17,3% so với kế hoạch TP giao và tăng 12% - 21,2% so với kết quả thực hiện Tết Canh Tý 2020…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm