Theo dõi Báo Thanh tra trên
Kim Thành
Thứ năm, 05/12/2024 - 14:17
(Thanh tra) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1511/QĐ-TTg hành lập Khu Kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.
Phối cảnh Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng. Ảnh: CT
Theo quyết định, Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng có quy mô diện tích 20.000 ha (trong đó khoảng 2.909 ha là đất lấn biển), nằm ở khu vực phía Đông Nam của thành phố Hải Phòng; có toạ độ địa lý từ 20°35'50" đến 20°45'35" vĩ độ Bắc và từ 106°32'8" đến 106°49'15" độ kinh Đông, bao gồm địa bàn các huyện: Huyện Kiến Thụy: toàn bộ xã Đoàn Xá, Tân Trào, một phần xã Đại Hợp, Tú Sơn, Kiến Quốc, Kiến Hưng, Ngũ Phúc; huyện An Lão: một phần xã An Thọ, Chiến Thắng; huyện Tiên Lãng: toàn bộ xã Vinh Quang (sáp nhập từ 2 xã Vinh Quang và Tiên Hưng), Hùng Thắng, Đông Hưng, Tây Hưng, Nam Hưng, Bắc Hưng, một phần xã Tiên Thắng, Tiên Minh; huyện Vĩnh Bảo: toàn bộ xã Trấn Dương, Hòa Bình, Vĩnh Tiến, Cổ Am; quận Đồ Sơn: một phần phường Bàng La.
Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng có các khu chức năng phù hợp với mục tiêu phát triển của khu kinh tế. Quy mô, vị trí của từng khu chức năng được xác định trong quy hoạch chung Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng trở thành khu kinh tế ven biển tổng hợp, đa ngành, đa chức năng, theo mô hình tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững; tập trung vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cảng biển và logistics hiện đại; là động lực tăng trưởng kinh tế chủ đạo của thành phố Hải Phòng với cơ sở hạ tầng đồng bộ, có môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng, thuận lợi, trong đó có khu thương mại tự do với những cơ chế, chính sách đột phá, vượt trội đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới; là trung tâm kinh tế biển có vai trò tiên phong, có chức năng tương hỗ, kết nối với các khu kinh tế ven biển khác, tạo động lực phát triển cho vùng đồng bằng sông Hồng. Tạo việc làm, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập cho người dân...
Hoạt động, cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý đối với Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng thực hiện theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế, pháp luật về đầu tư và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo lộ trình và kế hoạch phát triển, giai đoạn đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung Khu kinh tế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch phân khu chức năng trong Khu kinh tế; đầu tư một số công trình hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật.
Giai đoạn 2026 - 2030: Triển khai đầu tư xây dựng các khu chức năng trong Khu kinh tế; các dự án cảng Nam Đồ Sơn, các dự án phát triển đô thị, các dự án hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án giao thông đường bộ, nhà ở xã hội và các công trình hạ tầng xã hội khác. Giai đoạn sau năm 2030: Triển khai các hạng mục đầu tư còn lại.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND thành phố Hải Phòng chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung tiếp thu, giải trình liên quan đến Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng; tiếp thu đầy đủ ý kiến các Bộ, cơ quan có liên quan trong quá trình quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển Khu kinh tế...
Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, phối hợp, hỗ trợ UBND thành phố Hải Phòng trong việc thực hiện Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 35/2022NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vừa qua, tại Hà Nội, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) tổ chức Hội nghị doanh nghiệp thường niên 2024. ABBANK vinh dự được vinh danh trong Top 10 Công ty đại chúng quy mô lớn trên UPCoM thực hiện tốt công tác quản trị, công bố thông tin, minh bạch giai đoạn 2023-2024.
(Thanh tra) - Tính hết năm 2024, xuất khẩu dệt may có thể đạt từ 43,4 - 43,5 tỷ USD, tăng trưởng 2 con số. Đây cũng là kết quả nổi bật của ngành dệt may Việt Nam khi đặt trong bối cảnh xuất khẩu của nhiều quốc gia đang có dấu hiệu chững lại, thậm chí là sụt giảm.
T.Vân
10:34 26/12/2024Mai Lê
08:14 26/12/2024Cảnh Nhật
18:56 25/12/2024P.V
08:32 25/12/2024Minh Tân
22:28 24/12/2024TC
TC
Lê Hiếu
Thái Hải
Thanh Chương
Đông Hà
Thanh Chương
Bùi Bình
Thái Hải
Bùi Bình