Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 03/02/2021 - 06:00
(Thanh tra)- Đây là một trong những giải pháp mũi nhọn được lãnh đạo tỉnh Hà Nam chọn để nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương, giai đoạn 2021-2025. Theo ông Trương Quốc Huy, Chủ tịch UBND tỉnh, Hà Nam còn tập trung gỡ khó cho doanh nghiệp, nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư...
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy. Ảnh: Thân Giang
+ Thưa ông, chỉ trong vòng 1 tháng sau Đại hội Đại biểu tỉnh Hà Nam, với vai trò là Chủ tịch UBND tỉnh, ông đã quyết liệt chỉ đạo thu ngân sách hàng nghìn tỷ đồng. Ông có thể chia sẻ thêm về điều này?
- Ông Trương Quốc Huy: Có thể nói, dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng năm 2020, UBND tỉnh Hà Nam đã bám sát, chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Công tác chỉ đạo, điều hành sâu sát, quyết liệt, bao quát toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, hướng về cơ sở, nắm bắt thông tin và chỉ đạo xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng, kịp thời.
Bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, đã chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng, lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Hà Nam lần thứ XI.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản vẫn giữ được ổn định và phát triển. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng trưởng 7,02%. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp duy trì tăng trưởng; thu hút đầu tư, thu ngân sách đạt kết quả tốt. Văn hoá - xã hội có nhiều hoạt động sôi nổi; thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được triển khai kịp thời, thiết thực. Cải cách hành chính có chuyển biến tích cực. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân ổn định.
Lấy một dẫn chứng trong phát triển kinh tế để mọi người hiểu thêm về kết quả công tác. Thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2020 ước đạt 10.784,2 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2019 và đạt 118% dự toán Trung ương, 116% dự toán địa phương giao, trong đó, thu nội địa đạt 8.915,8 tỷ đồng, thu thuế xuất nhập khẩu đạt 1.868,4 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách đạt 10.285 tỷ đồng, trong đó, chi cân đối 9.324,9 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2019.
Lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, duy trì nghiêm 10 cam kết của tỉnh với các nhà đầu tư. Tỉnh đã đẩy nhanh đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp (KCN). Đến nay, tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt: Đồng Văn I đạt 100%, Đồng Văn II đạt 97,3%, Đồng Văn III (giai đoạn I) đạt 74,4%, Đồng Văn IV đạt 70,2%, Châu Sơn đạt 91%, Hòa Mạc đạt 70,9%; KCN Đồng Văn III (giai đoạn II) đã giải phóng mặt bằng được 150ha; KCN Thanh Liêm đầu tư hạ tầng được 100ha, đang giải phóng mặt bằng giai đoạn II; khởi công dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Châu Giang, thị xã Duy Tiên; rà soát, đề xuất điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh lên hơn 6.000ha...
Thu hút đầu tư tiếp tục được quan tâm thực hiện, từ đầu năm đến ngày 31/12/2020, tổng vốn cấp mới và điều chỉnh tăng vốn đạt 796,3 triệu USD và 22.469,5 tỷ đồng; trong đó, đã thu hút mới được 73 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư là 568,6 triệu USD và 21.041,3 tỷ đồng; điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư cho 61 dự án với tổng vốn đầu tư là 227,7 triệu USD và 1.428,2 tỷ đồng. Lũy kế đến ngày 31/12, trên địa bàn tỉnh có 1.026 dự án đầu tư còn hiệu lực với vốn đăng ký 4.334,7 triệu USD và 139.048,9 tỷ đồng.
11 tháng đầu năm, có 640 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn đăng ký 11.721 tỷ đồng, 254 doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng hoạt động, 58 doanh nghiệp giải thể; có 53 dự án hoàn thành đi vào hoạt động...
+ Có thể nói, chủ đề hành động được lãnh đạo địa phương xác định từ đầu năm đã được thực hiện thành công, thưa ông?
- Ông Trương Quốc Huy (cười): Đúng là như vậy! Tết Dương lịch 2021 đã điểm, năm tài chính mới đã bắt đầu được cả tháng, chúng tôi rất mừng khi thấy các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh quán triệt nghiêm túc chủ đề hành động năm 2020 “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả” và coi đây là trọng tâm hành động. Những thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội của năm 2020 cho thấy nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh; tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt, kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định và có bước phát triển.
Nhìn lại 27 chỉ tiêu của năm, chúng tôi đã thẳng thắn đánh giá có 8 chỉ tiêu không đạt kế hoạch, như: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP - giá SS 2010); GRDP bình quân đầu người cả năm; giá trị sản xuất công nghiệp; kim ngạch xuất khẩu cả năm; tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ cả năm; vốn đầu tư phát triển thực hiện cả năm…
Nguyên nhân trực tiếp được xác định là do hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế của năm 2020 không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, nhất là giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, khách du lịch. Một số doanh nghiệp tiến độ đầu tư chậm, hiệu quả hoạt động thấp, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể tăng cao so với cùng kỳ.
Ngoài những yếu tố khách quan, nguyên nhân chủ quan của những tồn tại, hạn chế chủ yếu là do tiến độ, chất lượng tham mưu, sự phối hợp, chủ động, tích cực, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành chưa đáp ứng được yêu cầu.
+Nhìn thẳng vào hạn chế nói trên, UBND tỉnh Hà Nam đã đề ra những giải pháp nào để khắc phục, thưa ông?
- Ông Trương Quốc Huy: Năm 2021, tỉnh Hà Nam xác định tập trung vào 9 giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Một là, xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Đại hội XIII của Đảng, với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể theo từng ngành, lĩnh vực. Tập trung xây dựng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Hai là, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tăng cường xã hội hóa, huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách, thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư, tổ chức đấu giá các vị trí đất lợi thế phát triển dịch vụ, thương mại, nhà ở theo quy hoạch. Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thương mại đồng bộ, hiện đại. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, doanh nghiệp của các nước phát triển.
Ba là, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là doanh nghiệp có dự án mới hoàn thành đi vào sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19. Triển khai chương trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thu hút các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, các bệnh viện, các doanh nghiệp lớn về đầu tư tại tỉnh. Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để triển khai dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Hồng Đức, dự án cụm cảng Yên Lệnh…
Bốn là, tiếp tục thực hiện các cơ chế hỗ trợ đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp; các đề án, mô hình có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp gắn với công tác bảo vệ môi trường và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới tại các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, xây dựng các xã, huyện nông thôn mới kiểu mẫu; chú trọng các giải pháp nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.
Năm là, phát triển mạnh thương mại - dịch vụ; tập trung triển khai quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050; quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Tam Chúc. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, gắn kết hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng để phát triển du lịch.
Sáu là, tăng cường quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, hạn chế nợ đọng ngân sách; thường xuyên rà soát các cơ sở, căn cứ thu để điều chỉnh kịp thời, phù hợp; phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách năm 2021, hướng đến mục tiêu đảm bảo cân đối thu chi của tỉnh. Điều hành, quản lý chi ngân sách Nhà nước tiết kiệm, hiệu quả.
Bảy là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường, quy hoạch, trật tự đô thị. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa, đất cơ sở tôn giáo. Giải quyết quyết liệt, hiệu quả vấn đề xử lý rác thải, nhất là rác thải sinh hoạt ở nông thôn, chất thải chăn nuôi, môi trường khu, cụm công nghiệp, môi trường khu vực Tây Đáy.
Tám là, chủ động phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động; tiếp tục thực hiện các kế hoạch triển khai Nghị quyết Trung ương 6 về công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe và dân số trong tình hình mới, Nghị quyết Trung ương 7 về chính sách bảo hiểm xã hội. Thực hiện kịp thời, đúng đối tượng các chính sách đảm bảo an sinh xã hội.
Chín là, đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng và trách nhiệm cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, nhất là trách nhiệm người đứng đầu.
Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội, đặc biệt trong việc thực hiện kế hoạch chống dịch bệnh Covid-19; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp để bảo đảm an toàn giao thông. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài.
+ Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thân Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.
Chu Tuấn - Quang Dân
14:25 22/11/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.
Văn Thanh
12:45 22/11/2024Văn Thanh
12:43 22/11/2024Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh