Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều lô hàng đã tới thị trường EU từ Hiệp định EVFTA

Lê Phương

Thứ năm, 22/10/2020 - 09:43

(Thanh tra) - Ngày 30/6/2019, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và IPA.

Hàng dệt may là một trong mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1. Ảnh: LP

Ngày 21/1/2020, Ủy ban Thương mại Quốc tế EU thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA. Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA. Ngày 8/6/2020, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA. Và đến ngày 1/8/2020, Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực tại Việt Nam.

Chính phủ, các bộ, ngành đã khẩn trương ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật thực thi các cam kết của Hiệp định EVFTA và kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA.

Trên cơ sở Kế hoạch thực thi Hiệp định EVFTA của Chính phủ, Bộ Công Thương cũng đã chủ trì xây dựng, phối hợp các đơn vị liên quan để ban hành Quyết định số 2091/QĐ-BCT ngày 6/8/2020 về kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA của Bộ Công Thương.

Về phía các bộ, ngành, tính đến ngày 17/9/2020, đã có 13/25 bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 37/63 địa phương ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA của cơ quan mình để Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo Bộ Công thương, trong 7 tháng đầu năm 2020, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan đã tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm cung cấp, phổ biến thông tin và hướng dẫn thực thi các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA cho doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan nhà nước.

Trong đó, Bộ Công Thương đã chủ trì tổ chức các hội nghị trực tuyến “Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA”; “Tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA: Cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam sau cú sốc COVID-19?”; “Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU, thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA” ...

Để đổi mới phương pháp tuyên truyền trong bối cảnh dịch Covid - 19 đang diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã và đang triển khai chương trình tập huấn trực tuyến về các cam kết trong Hiệp định EVFTA, tập trung vào các cam kết về dịch vụ - đầu tư, thuế, quy tắc xuất xứ, phát triển bền vững, quyền sở hữu trí tuệ.

Kể từ khi công bố thông tin về chương trình tập huấn, Bộ Công Thương đã nhận được hơn 1.600 lượt đăng ký đến từ 1.000 doanh nghiệp, 20 hiệp hội và hơn 10 trường đại học tại 61/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Ngoài ra, Bộ Công Thương vẫn tiếp tục vận hành chuyên trang thông tin điện tử về Hiệp định EVFTA để tiếp nhận và xử lý nhiều vướng mắc thực tiễn mà các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân trên cả nước gặp phải cũng như cung cấp thông tin giải thích liên quan đến các cam kết trong Hiệp định.

Cũng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã chỉ định cơ quan đầu mối thông tin về Hiệp định EVFTA của mình và kết nối với Bộ Công Thương để kịp thời hỗ trợ và phối hợp với nhau trong công tác thực thi Hiệp định này.

Kết quả về kinh tế - thương mại, theo Bộ Công thương, kể từ ngày 1/8/2020 đến hết ngày 31/8/2020, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD đi 28 nước EU (tỷ lệ sử dụng chứng nhận xuất xứ (C/O) mới nhất, đề nghị lấy thêm ý kiến của Cục Xuất nhập khẩu).

Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm từ nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan...

Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Vương quốc Anh. Trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi từ Hiệp định này.

Cũng theo Bộ Công thương, Hiệp định EVFTA mới đi vào thực thi trong một khoảng thời gian ngắn nhưng đã thu được những kết quả hết sức tích cực và khả quan.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định quan trọng này, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát để hoàn thiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định, đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật để bảo đảm phù hợp với Hiệp định EVFTA.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm