Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nguồn cung nông sản ở Hà Nội vẫn bảo đảm đủ cho người dân

Lê Phương

Thứ bảy, 31/07/2021 - 22:23

(Thanh tra) - “Dư thừa khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân về thịt gia cầm", Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn đã khẳng định như vậy tại buổi làm việc với tổ công tác đặc biệt của Bộ NNPTNT về công tác cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Bắc trong điều kiện dịch Covid-19.

Hiện các doanh nghiệp phân phối hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đã tăng mức dự trữ lên khoảng 3-5 lần. Ảnh: MK

Sau gần một tuần thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, nguồn cung hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm trên địa bàn Hà Nội vẫn dồi dào.

Ông Sơn cho biết, trên địa bàn Hà Nội có 732 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, luôn hoạt động để đảm bảo cung ứng hàng hóa, thực phẩm người dân Thủ đô ứng phó với dịch bệnh Covid-19.

Các doanh nghiệp tham gia chế biến ba sản phẩm chủ lực là thịt (42,6%), thủy sản (26,7%), rau quả (33,7%) với tổng sản lượng cung cấp khoảng trên 1.000 tấn/tháng, trong khi nhu cầu về sản phẩm chế biến của Hà Nội hiện là 5.165 tấn, chủ yếu nhập từ các tỉnh và nhập khẩu.

Hiện nay, Hà Nội có 29 trung tâm thương mại, 127 siêu thị chủ yếu tập trung tại các quận nội thành; 458 chợ, trong đó có hai chợ đầu mối nông sản (chợ đầu mối phía Nam, chợ đầu mối Minh Khai) và một số chợ có tính chất đầu mối; trên 1.800 cửa hàng tiện ích, 786 cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn, trên 128 chuỗi kinh doanh các mặt hàng nông sản, thực phẩm...

Về nhu cầu gạo của người dân Hà Nội trong 1 tháng khoảng 92.970 tấn, trong khi sản lượng sản xuất trong 1 vụ của Hà Nội khoảng 338.028 tấn/vụ (trung bình khoảng 56.338 tấn/tháng), đáp ứng được 65,6% nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Sản lượng thịt lợn xuất chuồng khoảng 17.500 tấn/tháng, trong khi nhu cầu của Hà Nội là 18.594 tấn/tháng, đáp ứng 94,1% nhu cầu, cần cung cấp từ bên ngoài thành phố 1.094 tấn/tháng.

Đối với mặt hàng thịt gia cầm, sản lượng xuất chuồng của Hà Nội trong 1 tháng là 10.671 tấn, trong khi nhu cầu là 6.198 tấn/tháng. "Như vậy, dư thừa khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân về thịt gia cầm", ông Sơn cho biết.

Cũng theo ông Sơn, trong 7 tháng đầu năm 2021, mặc dù gặp một số khó khăn do diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, kéo dài, tuy nhiên tình hình sản xuất nông nghiệp vẫn tương đối ổn định. Diện tích lúa vụ xuân đạt 85.049ha, sản lượng đạt 524.855 tấn. Rau màu cũng dồi dào, với diện tích rau màu cũng đạt 15.963,6ha đủ đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.

Về chăn nuôi gia súc, gia cầm, Hà Nội tiếp tục duy trì 76 xã chăn nuôi trọng điểm, 7.528 trại, trang trại chăn nuôi quy mô lớn, vừa, nhỏ ngoài khu dân cư. Hàng năm sản xuất trên 55 nghìn con bê giống các loại, gần 4 triệu con lợn giống, trên 100 triệu con gia cầm, thủy cầm. Tổng đàn gia súc, gia cầm của Hà Nội hiện đứng ở tốp đầu cả nước về số lượng và sản lượng.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, để đảm bảo công tác chỉ đạo sản xuất, phục vụ cho hoạt động kết nối, khai thác bổ sung cung ứng sản phẩm nông lâm thủy sản thiết yếu phòng, chống dịch, Sở NNPTNT Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ Sở Công thương, Sở NNPTNT các tỉnh, đặc biệt là 21 tỉnh, thành phía Bắc trong ban điều phối chuỗi cung cấp rau, thịt, nông sản an toàn cho Hà Nội để kết nối tiêu thụ hàng hóa nông sản thiết yếu phục vụ người tiêu dùng Thủ đô.

Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan khẳng định, TP đã lên các phương án triển khai kế hoạch, bảo đảm nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân. Hiện các doanh nghiệp phân phối hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đã tăng mức dự trữ lên khoảng 3-5 lần. Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến dịch Covid-19 phức tạp hiện nay, nguy cơ đứt gãy nguồn cung vẫn có thể xảy ra. Trong tình huống vượt ngoài khả năng dự kiến của TP, Hà Nội đề nghị Bộ NNPTNT, Bộ Công thương và các địa phương hỗ trợ cung ứng lương thực, thực phẩm.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao sự chủ động của Hà Nội trong việc xây dựng các kịch bản phòng, chống Covid-19, đảm bảo hàng hóa dự trữ, không để xảy ra biến động lớn về giá, đảm bảo được sản xuất phân phối hàng hóa. Đồng thời đề nghị Hà Nội tiếp tục duy trì kế hoạch sản xuất, cung ứng nông sản cho người dân, đảm bảo hàng hóa, lương thực thiết yếu cho người dân trong thời gian phòng, chống dịch bệnh.

Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ NNPTNT sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát, lên các kịch bản nhằm đáp ứng được tất cả tình huống xảy ra, đồng hành cùng Hà Nội đảm bảo cung ứng hàng hóa nông sản thực phẩm cho người dân Thủ đô trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm