Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mở tờ khai lúc 0h chủ nhật, có lợi ích nhóm trong xuất khẩu gạo không?

(Theo Vietnamnet)

Thứ tư, 22/04/2020 - 09:18

UB Kinh tế yêu cầu làm rõ việc Tổng cục Hải quan mở hệ thống thông quan hàng hóa tự động để DN kinh doanh xuất khẩu gạo đăng ký tờ khai vào lúc 0h ngày chủ nhật.

Nhiều cử tri có ý kiến, DN có đơn thư kiến nghị, cầu cứu Chính phủ trước những quyết định bất ngờ của các cơ quan quản lý nhà nước

UB kinh tế vừa báo cáo UB Thường vụ QH về xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực trong giai đoạn hiện nay.

Theo đó, thời gian gần đây, nhiều cử tri có ý kiến, DN có đơn thư kiến nghị, cầu cứu Chính phủ, các cơ quan truyền thông đưa tin phản ánh về những bất cập trong điều hành xuất khẩu gạo, gây khó khăn, thiệt hại cho DN, nông dân...

Đơn cử như việc Tổng cục Hải quan mở tờ khai hệ thống thông quan hàng tự động lúc 0h ngày 12/4 (chủ nhật) mà không thông báo minh bạch khiến DN bức xúc. Một số đơn vị bị ảnh hưởng bởi những hợp đồng đã ký nhưng không mở được tờ khai để xuất khẩu.

Số khác lại gặp tình huống đã có số tờ khai, phân vào luồng đỏ nhưng đến ngày 13/4 lại thấy ngày đăng ký tờ khai tự động lùi về ngày 10/4. Một số DN nhận được tờ khai ngày 12/4 nhưng chưa tập kết hoặc chưa tập kết đủ hàng tại cảng mà chỉ nhận tờ khai để giữ chỗ.

Theo Thường trực Uỷ ban Kinh tế, việc phân bổ hạn ngạch thông qua đăng ký hải quan trừ lùi chưa gắn với nghĩa vụ thu mua lúa gạo trong dân, cũng như quy mô, năng lực giao dịch hiệu quả của các DN. Với lượng hàng tồn kho do các hợp đồng đã ký kết, DN phải chịu chi phí lãi vay ngân hàng, bao bì...

Kiến nghị cho phép xuất khẩu trở lại ngay gạo nếp và gạo hữu cơ

Vì vậy, UB Kinh tế kiến nghị phải có các giải pháp bảo đảm yêu cầu an ninh lương thực trong thời gian dịch bệnh Covid-19 và lợi ích của người nông dân trồng lúa, DN xuất khẩu gạo.

Thường trực UB Kinh tế cho rằng cần phân tích, đánh giá, dự báo kỹ sản lượng gạo của Việt Nam trong năm 2020, nhất là 2 vụ sản xuất lúa chính Đông Xuân và Hè Thu, trên cơ sở đó tính toán lượng gạo dự trữ quốc gia cho phù hợp với tình hình dịch và đặc điểm thế mạnh về nông nghiệp của Việt Nam.

Cùng với đó, theo dõi sát diễn biến dịch; tình hình cung - cầu gạo của các nước trên thế giới, nhất là các nước có lượng gạo xuất khẩu lớn như: Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan… Từ đó, đánh giá, phân tích thị trường gạo thế giới trong giai đoạn hiện nay và dự báo trong thời gian tới để có giải pháp điều hành công khai, minh bạch, có lộ trình cụ thể về xuất khẩu gạo năm 2020, tránh tình trạng bị động, manh mún, giật cục, gây thiệt hại, bị động cho nông dân và DN.

UB Kinh tế cũng kiến nghị cho phép xuất khẩu trở lại ngay mặt hàng gạo nếp và gạo hữu cơ là các mặt hàng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, ít tiêu thụ trong nước và không thuộc danh mục hàng lương thực dự trữ quốc gia.

Chính phủ cần rà soát những mặt hàng, lĩnh vực khác bị tác động của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia để chủ động trong chỉ đạo, điều hành.

Đối với việc xuất khẩu gạo giai đoạn vừa qua, Thường trực UB Kinh tế kiến nghị xem xét, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực thi công vụ, tham mưu các quyết định có ảnh hưởng lớn đến DN và người dân nhưng đã không đánh giá kỹ tác động.

Đồng thời, nghiên cứu giải pháp hỗ trợ cho các DN bị thiệt hại trong giai đoạn vừa qua như phải bồi thường hợp đồng hoặc tăng chi phí lãi vay, chi phí cho việc lưu kho, bãi do bị ảnh hưởng bởi việc tạm dừng xuất khẩu gạo.

Theo UB Kinh tế, cần khẩn trương có biện pháp cho thông quan ngay đối với các lô hàng gạo xuất khẩu của các DN đã được kê khai và đang nằm tại cảng trước ngày 24/3, khắc phục thiệt hại cho DN, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối phó với dịch.

Sau khi giải quyết hết số lượng gạo tồn đọng này mà vẫn còn chỉ tiêu xuất khẩu thì mới mở tờ khai tiếp để không gây thiệt hại cho DN.

Ngoài ra, UB Kinh tế yêu cầu làm rõ việc Tổng cục Hải quan mở hệ thống thông quan hàng hóa tự động để DN kinh doanh xuất khẩu gạo đăng ký tờ khai vào lúc 0h ngày chủ nhật 12/4, có dấu hiệu tiêu cực, lợi ích nhóm hay không, đã tuân theo đúng quy định tại điều 18 luật Quản lý ngoại thương hay chưa?

Cơ quan này cũng lưu ý, cần sử dụng các biện pháp trong điều hành xuất khẩu gạo theo quy luật thị trường, có lộ trình hợp lý, công khai, minh bạch để không gây khó khăn, bức xúc cho người dân và DN như trong thời gian vừa qua.

Trường hợp tạm dừng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia thì cần có giải pháp tổng thể, hữu hiệu nhằm tránh gây thiệt hại đến lợi ích của người dân và DN.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm