Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ban Mai
Thứ ba, 10/11/2020 - 09:52
(Thanh tra)- Dự án Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Sông Hậu 1 đang trong giai đoạn triển khai quan trọng, cần đẩy nhanh tiến độcác hạng mục trên đường găng để đảm bảo đạt được các mốc tiến độ. Tuy nhiên, dịch Covid-19 xảy ra đã tác động tiêu cực đến tình hình triển khai thi công, lắp đặt và chạy thử Nhà máy.
Toàn cảnh Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1
Đã đóng điện nhiều công trình
Ông Hồ Xuân Hiền - Trưởng Ban Quản lý dự án (QLDA) Sông Hậu 1 cho biết, Ban QLDA điện lực dầu khí Sông Hậu 1 cùng với các nhà thầu và các đơn vị của EVN (Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, Ban QLDA các công trình điện miền Nam, Công ty truyền tải điện 4) đã tổ chức đóng điện thành công các công trình.
Đó là đường dây 500kV Sông Hậu - Đức Hòa giai đoạn 1, sân phân phối 500kV Trung tâm điện lực Sông Hậu và máy biến áp chính Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1.
Việc đóng điện các dự án trên đóng vai trò rất quan trọng trong kế hoạch thử nghiệm, chạy thử, kịp thời thay thế cho nguồn điện 22kV của lưới điện địa phương vốn đang bị quá tải và giới hạn về công suất.
Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đặt tại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang có công suất 1.200MW gồm 2 tổ máy (2x600MW), diện tích xây dựng 115,2ha. Dự án do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án Điện lực Dầu Khí Sông Hậu 1 là đại diện Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý dự án và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) làm Tổng thầu EPC.
Đây là một trong các dự án trọng điểm quốc gia thuộc Quy hoạch điện VII. Dự án có tổng mức đầu tư là 43.043 tỷ đồng (tương đương hơn 2 tỷ USD) có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực điện của ngành Dầu khí Việt Nam định hướng đến năm 2030.
Đây cũng là điều kiện tiên quyết để triển khai công tác chạy thử các hạng mục và thiết bị quan trọng (quạt gió lò, hê thống bơm nước làm mát…), nhằm hướng đến hoàn thành mốc đốt lửa tổ máy 1 vào cuối tháng 7-2020 và đưa các tổ máy đi vào vận hành trong năm 2021 theo đúng tiến độ của Thủ tướng Chính phủ giao.
Với công suất 1.200MW khi đi vào vận hành, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 sẽ cung cấp lượng công suất đáng kể cho hệ thống điện, góp phần giải quyết vần đề ổn định hệ thống và an ninh năng lượng quốc gia trong những năm tới.
Để có được sự thành công trong công tác đóng điện góp phần mang lại nhiều lợi ích như trên, theo ông Hồ Xuân Hiền, là nhờ sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực, của lãnh đạo Bộ Công thương, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), cùng sự phối hợp thường xuyên ở tất cả các cấp giữa EVN và PVN.
Phấn đấu vận hành tổ máy 1 và 2 trong năm 2021
Về tiến độ tổng thể của dự án, ông Hồ Xuân Hiền cho biết, dự án đang được chủ đầu tư, Ban QLDA phối hợp tổng thầu LILAMA quyết liệt triển khai, tập trung các nguồn lực để thực hiện.
Theo đó, phấn đấu đưa vào vận hành thương mại tổ máy số 1 vào quý II/2021 và tổ máy số 2 vào quý III/2021 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 13/9/2019.
Đến nay, tổng khối lượng công việc và tiến độ tổng thể của dự án đạt khoảng 88,94%. Dự án cơ bản đã hoàn thành công tác thiết kế, mua sắm, lắp đặt thiết bị công nghệ chính và đang gấp rút thi công xây lắp, hoàn thiện các hạng mục còn lại và triển khai quá trình vận hành chạy thử.
Trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19, việc huy động nhân lực, vật tư thiết bị cho thi công, lắp đặt và chạy thử gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc không thể huy động các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Dự án để thực hiện các khâu, các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
Điều này dẫn đến tiến độ một hạng mục bị ảnh hưởng như: Hệ thống nước làm mát; Các hạng mục, hệ thống của nhà thầu DHI; Hệ thống lọc bụi tĩnh điện; Hệ thống thải tro xỉ; Hệ thống khử lưu huỳnh… khiến tiến độ chung của Dự án bị ảnh hưởng.
Giải pháp ứng phó vượt qua “khủng hoảng kép”
Trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19, Ban QLDA đã chỉ đạo, phối hợp cùng Tổng thầu LiLama triển khai các giải pháp nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh, tập trung thúc đẩy, triển khai các hạng mục nhằm phục vụ đốt lửa lần đầu Lò hơi số 1 bằng dầu cũng như đạt được các mốc tiến độ khác theo kế hoạch.
Trong đó, 2 công trình: “Sân phân phối 500 kV Trung tâm Điện lực Sông Hậu” và “Đốt lửa lần đầu Lò hơi Tổ máy số 1 Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 thành công” đã được gắn biển chào mừng Đại hội Đảng bộ PVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 là nhà máy nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, sử dụng nhiên liệu than, thông số hơi trên tới hạn và có tái sấy, công nghệ lò đốt than phun, với các chỉ tiêu cao về hiệu suất, tính sẵn sàng, độ ổn định, an toàn và đảm bảo các qui định về bảo vệ môi trường do áp dụng các công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiện đại như lọc bụi, giảm NOx, khử SOx và xử lý nước thải... Lượng than tiêu thụ cho nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 khoảng 3,5 triệu tấn/năm được nhập khẩu từ Úc và Indonesia.
Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ cung cấp vào lưới điện quốc gia khoảng 7,8 tỷ kWh/năm, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.
Nam Dũng
12:43 11/12/2024T.T
22:35 10/12/2024T.T
22:11 10/12/2024Thanh Giang
19:09 10/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang