Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Động lực phát triển của xứ Thanh

Trần Lê

Chủ nhật, 20/11/2022 - 22:18

(Thanh tra) - Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) giai đoạn 2021 – 2025 là một trong những chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh Thanh Hóa, đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX khẳng định. Đây được coi là điểm nhấn tạo động lực để Thanh Hóa phát triển.

Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn đến năm 2025. Ảnh: TL

Ban Quản lý KKTNS&CKCN đã triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm thu hút đầu tư và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận để thực hiện tốt và hoàn thành chương trình phát triển KKTNS&CKCN giai đoạn 2021 – 2025; hoàn thiện phương án phát triển KKTNS&CKCN tích hợp vào quy hoạch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2030; lập và trình phê duyệt 05 đồ án quy hoạch phân khu trong KKTNS; triển khai hoàn thành một số dự án đường giao thông bằng nguồn vốn ngân sách như: Đường Bắc Nam 2 (Đoạn từ Đông Tây 1 đến QL1A xã Tùng Lâm); Đường Đông Tây, Đường Đông Tây 4…; hỗ trợ một số dự án lớn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và triển khai đảm bảo tiến độ như: Nhà máy Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn, Nhà máy gang thép Nghi Sơn, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2, Cảng tổng hợp Long Sơn, Nhà máy xi măng Long Sơn, Nhà máy xi măng Đại Dương…

Điển hình, trong năm 2021, tại KKTNS&CKCN đã thu hút mới 35 dự án (bao gồm 29 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 3.874 tỷ đồng, 6 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 84 triệu USD. Lũy kế đến nay, đã thu hút được 604 dự án đầu tư trong nước (ĐTTN) và 63 dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Riêng tại Khu kinh tế Nghi Sơn có 264 dự án ĐTTN, với tổng vốn đăng ký đầu tư 145.929 tỷ đồng, vốn thực hiện 59.158 tỷ đồng và 20 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký đầu tư là 12.794 triệu USD, vốn thực hiện là 11.218 triệu USD… Năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ tại KKTNS&CKCN đạt 176.124 tỷ đồng, nộp ngân sách 16.694 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 103.000 lao động.

Ban quản lý KKTNS&CKCN đã tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tiêu chí “4 tăng, 2 giảm, 3 không” và mục tiêu xây dựng “cơ quan hành chính phục vụ”. Đã tổ chức tiếp nhận 1.293 hồ sơ giải quyết TTHC. Trong đó giải quyết sớm, đúng hạn 1.262 hồ sơ, đang giải quyết 31 hồ sơ, tiếp nhận và xử lý 10.725 văn bản đến ban hành 4.597 văn bản đi đúng quy định của pháp luật. Đã giải quyết được 342/380 nhiệm vụ UBND tỉnh giao, đang giải quyết 38 nhiệm vụ trong hạn.

Còn trong năm 2022, KKTNS&CKCN đã cấp mới giấy chứng nhận đầu tư 15 dự án, gồm 12 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 3.088 tỷ đồng và 03 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 21 triệu USD; điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư 31 lượt dự án với số vốn điều chỉnh tăng 994 tỷ đồng và 21 triệu USD; thu hồi, chấm dứt hiệu lực 07 dự án với tổng vốn đăng ký thu hồi là 464 tỷ đồng và 3,75 triệu USD. Lũy kế đến nay, KKTNS&CKCN đã thu hút được 700 dự án; trong đó có 635 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 169.699 tỷ đồng, lũy kế giá trị thực hiện đạt 77.208 tỷ đồng và 65 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 13.523 triệu USD, lũy kế giá trị thực hiện đạt 12.511 triệu USD.

Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Ảnh: TL

Với lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông kết nối thuận lợi đã và đang triển khai nhiều dự án lớn, trọng điểm. Trong những năm tới, riêng KKTNS ngày càng trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Phấn đấu đến năm 2025, KKTNS trở thành một trong những trung tâm đô thị - công nghiệp và dịch vụ ven biển đường bộ, hiện đại, trọng điểm của cả nước; kết hợp phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; hình thành các tổ hợp công nghiệp mũi nhọn thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: Lọc hóa dầu, luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, điện, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, chế biến hàng xuất khẩu… góp phần tạo nền tảng thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, xây dựng Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh, sớm trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc tổ quốc.

Ngoài ra, trục hành lang kinh tế Nghi Sơn - Lam Sơn (Thọ Xuân) đang được đẩy mạnh thu hút đầu tư hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm động lực phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa. Trong định hướng phát triển kinh tế của Thanh Hóa đang tập trung xây dựng 4 trung tâm động lực, bao gồm: Trung tâm động lực TP Thanh Hóa – TP Sầm Sơn, trung tâm động lực phía Nam (Khu kinh tế Nghi Sơn), trung tâm động lực phía Bắc (Thạch Thành - Bỉm Sơn) và trung tâm động lực phía Tây (Lam Sơn - Sao Vàng).

Bên cạnh đó, động lực phát triển của Lam Sơn – Nghi Sơn còn đến từ tuyến cao tốc Nghi Sơn - Thọ Xuân với tổng giá trị đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng dự kiến được đưa vào khai thác cuối năm 2022. Tuyến cao tốc này được kỳ vọng sẽ tạo mối liên kết chặt chẽ giữa hai khu vực kinh tế trọn điểm của tỉnh Thanh Hóa. Từ đó thúc đẩy phát triển đa dạng hóa các loại hình sản phẩm công nghiệp - dịch vụ đặc biệt trong các lĩnh vực có lợi thế của từng địa phương như Logistics hàng không, cảng biển, xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, linh kiện điện tử…

Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tư tại KKTNS&CKCN trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và lợi thế của Thanh Hóa; số lượng dự án quy mô lớn, dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn ít; tiến độ triển khai đầu tư các dự án phát triển hạ tầng còn chậm; công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, tại KKTNS chưa có nhiều quỹ đất sạch để thu hút các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh; vẫn còn một số dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định.

Vì vậy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đang đề ra nhiều mục tiêu, giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế; phát huy tiềm năng lợi thế để Khu Kinh tế Nghi Sơn trở thành động lực mạnh mẽ phát triển của xứ Thanh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm