Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Doanh nghiệp bán lẻ chống rác thải nhựa: Nhìn từ thế giới đến Việt Nam

Thứ hai, 19/08/2019 - 14:32

Không có con số thống kê toàn diện về khối lượng rác thải nhựa mà các siêu thị, cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu sử dụng mỗi năm, nhưng với quy mô khổng lồ, ngành bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Một số quốc gia đã chính thức cấm sử dụng túi nilon tại siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Ảnh: Internet

Tại Anh, tờ Independent trích số liệu từ một báo cáo cho hay, 10 siêu thị lớn nhất nước này đã thải ra khoảng 810.000 tấn nhựa/năm - đủ để lấp đầy con đường từ London đến Sydney hoặc bao phủ toàn bộ London với độ dày 2,5cm. Cùng với đó là hơn 1,1 tỷ túi sử dụng một lần và 1,2 tỷ túi nhựa cho trái cây và rau quả mà các siêu thị sản xuất hàng năm.

Tại Việt Nam, túi nilon hiện hữu ở mọi nơi trong cuộc sống. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2017, mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử dụng 5-7 túi nilon/ngày với nhiều loại kích thước. Mỗi ngày, Hà Nội thải ra từ 4.000 đến 5.000 tấn rác, trong đó rác thải nilon chiếm đến 7-8%. Thói quen này gây ra tác động nguy hiểm đối với môi trường, thậm chí còn có thể dẫn đến thảm họa “ô nhiễm trắng”. Chính vì thế, cuộc chiến bảo vệ môi trường trên toàn cầu đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp bán lẻ.

Bán lẻ thế giới quyết liệt chống rác thải nhựa

Tháng 9/2018, chuỗi siêu thị Co-op của Anh tuyên bố sẽ dần xóa bỏ loại bao bì đóng gói không thể tái sử dụng và tiến tới ngừng sử dụng túi nilon dùng 1 lần từ năm 2023.

2019 cũng là năm nhiều chính sách quyết liệt đã được Chính phủ các nước đưa ra để hạn chế việc sử dụng túi nilon.

Theo quy định mới của Chính phủ Hàn Quốc, từ ngày 1/4, các chuỗi cửa hàng bán lẻ và siêu thị không được phép cung cấp túi nilon cho khách hàng. Đơn vị vi phạm sẽ bị phạt tới 3 triệu won (2.600 USD). Bộ Môi trường Hàn Quốc ước tính biện pháp trên sẽ làm giảm số túi nilon sử dụng hàng năm khoảng 2,2 tỷ chiếc.

Mới đây, Tổng thống Chile Sebastian Pinera ban hành lệnh cấm sử dụng túi nilon trong hoạt động thương mại. Ngoại trừ bao bì đóng gói (cần thiết để bảo quản thực phẩm), mọi hình thức sử dụng túi nilon bị cấm tuyệt đối tại siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng hay hiệu thuốc. Cơ sở vi phạm sẽ phải nộp phạt 370 USD với mỗi túi nilon được phát ra.

Tại Nhật Bản, dù chưa có lệnh cấm từ Chính phủ, nhiều công ty, chuỗi siêu thị đã chủ động hạn chế và tiến tới không sử dụng túi nilon, các sản phẩm từ nhựa.

Ống hút tre/inox được ưa chuộng trong việc thay thế cho ống hút nhựa dùng một lần.

Bên cạnh đó, những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, có công năng tương tự và có thể thay thế cho đồ nhựa dùng 1 lần được các siêu thị trên thế giới ưu tiên bày bán trên các quầy kệ.

Ngành bán lẻ Việt đang bảo vệ môi trường thế nào?

Tại Việt Nam, ý thức được những hệ luỵ xấu tới môi trường từ chính những hoạt động kinh doanh của mình, nhiều siêu thị ở Việt Nam cũng phát động những phong trào chung tay giảm thiểu rác thải nhựa hiệu quả.

Cuối tháng 3/2019, chiến dịch Earth Day Compostable được phát động nhằm giảm thiểu và thay thế túi nilon bằng túi vi sinh phân hủy hoàn toàn làm từ tinh bột ngô. Chiến dịch thu hút sự tham gia của nhiều hệ thống siêu thị lớn. Ngay sau đó, người tiêu dùng được chứng kiến đợt rộ lên việc sử dụng lá chuối tươi để gói rau thay cho túi nilon...

Thế nhưng, ở Việt Nam, câu chuyện làm môi trường một cách đầy đủ, quán triệt và hiệu quả thực sự chưa được đầu tư. Vì vấn đề ở siêu thị mới chỉ là câu chuyện đầu ra; vấn đề lớn từ ý thức của khách hàng và câu chuyện khuyến khích nhà cung cấp mới đầy đủ 3 mặt của vấn đề.

Trào lưu dùng lá chuối để gói rau thay thế cho túi nilon tại các siêu thị Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Gần đây, đến hệ thống VinMart và VinMart+, người tiêu dùng cũng nhận thấy sự chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có khi không gian xanh tràn ngập. Áp phích, băng rôn với những lời kêu gọi, nhắn nhủ hành động “sống xanh” được treo khắp nơi trong siêu thị, các khay xốp đựng thực phẩm được thay bằng khay bã mía, toàn bộ túi nilon, bao bì, màng bọc thực phẩm đều là túi tự hủy sinh học…hay thùng thu hồi pin đã qua sử dụng đặt tại cửa siêu thị. Khách hàng cũng được khuyến khích bảo vệ môi trường bằng cách tặng 1.000 đồng vào hoá đơn khi từ chối sử dung túi nilon.

Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị này còn đưa ra chính sách đặc biệt hấp dẫn với việc hỗ trợ bán hàng không lợi nhuận đối với những nhà sản xuất cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Khay xốp được thay bằng khay bã mía, túi nilon, găng tay trong sản xuất…đều được thay bằng loại tự huỷ sinh học là những gì đang diễn ra tại VinMart & VinMart+

Theo VinCommerce - Đơn vị quản lý của chuỗi Vinmart và Vinmart+, đây là những hoạt động nằm trong chương trình “Đồng hành cùng môi trường” với giải pháp tổng thể 3 Xanh: VinMart Xanh, Khách hàng xanh và Nhà cung cấp xanh. Chương trình này đang được đánh giá là một giải pháp toàn diện trong việc hạn chế rác thải nhựa từ siêu thị và có khả năng tạo ra hiệu quả tích cực trên diện rộng bởi Vinmart và Vinmart+ đang là chuỗi siêu thị lớn nhất Việt Nam hiện nay.

“Nếu VinMart thực hiện được đúng như đề ra thì đây thực sự là giải pháp mang tính tổng thể, tránh được những hành động chỉ mang tính phong trào trong một thời gian ngắn rồi lại dừng. Chúng tôi rất mong, các doanh nghiệp trên địa bàn đều thực hiện bài bản như giải pháp “3 Xanh” của VinMart”, ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội (Sở TN&MT) nhận định.

Chiến dịch 3 Xanh của VinMart được đánh giá là giải pháp toàn diện trong việc hạn chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, việc thay thế túi nilon bằng các vật liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường là điều rất có ý nghĩa và cũng là xu hướng tiến bộ của thế giới. “Khi các siêu thị thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường đồng thời cũng khiến cho người tiêu dùng thay đổi thói quen, nâng cao ý thức trong việc hạn chế sử dụng túi nilon trong cuộc sống hàng ngày”, chuyên gia nhấn mạnh.

Theo Minh Tuấn/Vietnamnet

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm