Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 03/01/2023 - 22:03
(Thanh tra)- Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Danh Huy với PV Báo Thanh tra về kết quả thực hiện các dự án giao thông trong năm 2022 và việc triển khai các dự án trong năm 2023 do Bộ GTVT thực hiện.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy. Ảnh: TQ
+ Năm 2022, Bộ GTVT “chốt” thông xe kỹ thuật và đưa vào sử dụng 4 dự án thành phần (DATP) cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào ngày 31/12/2022, xin Thứ trưởng vui lòng cho biết 4 DATP này có về đích đúng tiến độ?
- Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy: 4 DATP thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, dự kiến hoàn thành và thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2022 có tổng chiều dài 361,5km. Đến thời điểm hiện nay, chỉ có dự án Cam Lộ - La Sơn hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng đúng tiến độ cam kết vào ngày 31/12/2022. Đối với 3 dự án còn lại (Mai Sơn - quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây) phần tuyến chính đến ngày 31/12/2022 mới đạt sản lượng 80%, đáp ứng khối lượng theo yêu cầu để thông xe kỹ thuật.
Sau khi thông xe kỹ thuật các đơn vị tiếp tục hoàn thiện các lớp kết cấu mặt đường, hệ thống an toàn giao thông, đường gom, nút giao và triển khai các thủ tục nghiệm thu theo quy định của Luật Xây dựng để chính thức đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Căn cứ vào tình hình thực tế cũng như nhu cầu cấp bách trong giai đoạn cao điểm Tết, đối với đoạn tuyến nào trên từng dự án đã đủ điều kiện đưa vào khai thác tạm, chúng tôi sẽ tính toán, trao đổi kỹ lưỡng với các địa phương và các cơ quan chức năng để tổ chức phân làn phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trên tinh thần phải đảm bảo an toàn.
+ Năm 2023, Bộ GTVT sẽ khởi công, hoàn thành những dự án nào thưa Thứ trưởng?
- Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy: Năm 2023, ngành GTVT sẽ tập trung chỉ đạo hoàn thành các thủ tục đầu tư, triển khai đồng loạt các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao, đặc biệt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.
Trong năm 2023, Bộ GTVT dự kiến khởi công 23 dự án, hoàn thành 27 dự án trong đó, công trình đường bộ, gồm: Khởi công 2 dự án quan trọng quốc gia (DATP 2 thuộc dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; DATP 2 thuộc dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột); 1 dự án nhóm A (cầu Đại Ngãi trên quốc lộ 60, thuộc địa phận các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng) và 13 dự án nhóm B, C.
Hoàn thành 7 DATP cao tốc thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 (Mai Sơn - quốc lộ 45; Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Phan Thiết - Dầu Giây; quốc lộ 45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu; Nha Trang - Cam Lâm; cầu Mỹ Thuận 2); 2 dự án nhóm A (cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên, vốn vay WB; luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu giai đoạn 2) và 13 dự án nhóm B, C.
Bên cạnh đó, phấn đấu khởi công dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
+ Dù Chính phủ và Bộ GTVT đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, song trên thực tế vẫn còn nhiều dự án chậm tiến độ so với lộ trình đề ra, thậm chí có dự án chậm tiến độ nhiều năm ảnh hưởng đến hiệu quả nguồn lực của Nhà nước. Để đảm bảo chất lượng các dự án cũng như tiến độ thực hiện, trong năm 2023 và những năm tiếp theo, Bộ GTVT sẽ đề ra những quyết sách nào?
- Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy: Bộ GTVT nhận thức sâu sắc mỗi công trình, dự án hoàn thành đúng tiến độ thì chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu. Bất kỳ một dự án nào không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu sẽ dẫn đến lãng phí.
Tuy nhiên, việc đảm bảo đồng thời hai yếu tố này đòi hỏi các dự án đầu tư phát triển hạ tầng là một thách thức đối với bất kỳ chủ thể nào.
Để một công trình dự án giao thông hoàn thành đảm bảo tiến độ, chất lượng, bên cạnh sự nỗ lực, trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản lý dự án (QLDA), nhà thầu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ công tác giải phóng mặt bằng của các địa phương; tiến độ di dời các hạ tầng kỹ thuật trên phạm vi thực hiện dự án; việc đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên vật liệu xây dựng thông thường đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cho dự án; tác động từ việc biến động giá các loại nguyên, nhiên liệu; việc điều chỉnh, thay đổi chính sách theo phạm vi quản lý Nhà nước của các bộ, ngành, địa phương liên quan; trong đó, một yếu tố rất quan trọng đó là ảnh hưởng từ diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai…
Chính vì vậy, từ những kinh nghiệm và bài học quý báu, Bộ GTVT đã xây dựng những chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để đảm bảo triển khai thực hiện các dự án đảm bảo hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
Đó là quyết liệt đổi mới về tư duy, cách làm và hành động; quyết liệt hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất ngay từ những bước lập chủ trương, chuẩn bị hồ sơ, thủ tục; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; cụ thể hóa trách nhiệm cho mỗi tổ chức, cá nhân đặc biệt là quán triệt trách nhiệm của người đứng đầu; kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành của các ban QLDA, chủ đầu tư theo hướng tinh, gọn, hiệu quả, trách nhiệm gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật và nâng cao tính chuyên nghiệp; phát động các phong trào thi đua nhằm kịp thời động viên, khen thưởng và xử lý nghiêm minh những vi phạm, sai phạm.
Bên cạnh đó, hiện nay Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, một phó thủ tướng làm phó trưởng ban thường trực, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đi qua là thành viên; duy trì chế độ họp giao ban hàng tháng để kiểm tra tiến độ của từng dự án, tháo gỡ những vướng mắc nhằm đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng các dự án. Đây cũng là một giải pháp quan trọng thúc đẩy hiệu quả, tiến độ thực hiện các dự án giao thông trong giai đoạn tới.
+ Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Trần Quý (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình