Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 13/10/2017 - 18:04
(Thanh tra)- Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Theo xu hướng toàn cầu hóa, các DN trên thế giới có xu hướng tích cực, tìm kiếm, tham gia vào các chuỗi cung ứng để có cơ hội gia tăng lợi nhuận, phát triển bền vững.
Hợp tác xây dựng chuỗi cung cấp nông sản bền vững. Ảnh: nguồn Báo Nông nghiệp
Chính sách minh bạch, môi trường cạnh tranh bình đẳng
Tính đến tháng 4/2017, Việt Nam có hơn 612.000 DN, trong đó hơn 90% là DN nhỏ và vừa. Cũng có nghĩa là tiềm lực về vốn của DN Việt không lớn, vì thế, kéo theo những khó khăn khác như công nghệ, năng lực quản lý cũng chưa được đầu tư bài bản. Cũng vì năng lực kinh tế hạn chế nên chiến lược kinh doanh của DN Việt chủ yếu vẫn là lấy ngắn nuôi dài, thiếu sự liên kết nên khi tham gia vào chuỗi cung ứng chưa hiệu quả.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hiện nay rất ít DN trong nước có khả năng đáp ứng yêu cầu khi thực hiện các công đoạn đem lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng. Nếu so về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ, quản trị, chất lượng sản phẩm của các DN trong nước gần như không đủ nội lực để bắt kịp tốc độ phát triển của các DN nước ngoài. Những khó khăn về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và thiếu sự liên kết đã trở thành rào cản lớn đối với các DN của nước ta khi tham gia chuỗi cung ứng.
Tại Hội thảo “Chính sách hỗ trợ DN Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng thời kỳ hội nhập” do Bộ Công Thương tổ chức vừa qua, đại diện các DN tham dự đều cho rằng cần chính sách minh bạch, thuận tiện cho DN, từ đó sẽ tạo môi trường cạnh tranh công bằng và cũng là cơ hội để DN chủ động liên kết tạo thành chuỗi cung ứng bền vững.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, cần xây dựng những chính sách hỗ trợ cụ thể, thiết thực và dễ áp dụng vào đời sống, qua đó giảm tối đa các thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia chuỗi cung ứng… Cơ quan quản lý Nhà nước chỉ cần xây dựng chính sách thiết thực, minh bạch, xóa bỏ những thủ tục hành chính rườm ra, làm đầu mối xây dựng các mô hình thí điểm về phát triển chuỗi cung ứng theo cơ chế thị trường hội nhập và thực hiện quản lý hậu kiểm đúng như mục tiêu đang đề ra, tự khắc thị trường sẽ hình thành chuỗi cung ứng như mong đợi.
Chính phủ chỉ đạo, DN chủ động tích cực
Xác định rõ được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng, Chính phủ đã giao các Bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ Công Thương xây dựng cơ chế, chính sách, cũng như các hoạt động hỗ trợ DN phát triển chuỗi cung ứng bền vững.
Theo đó, Bộ Công Thương đã tham mưu cho Chính phủ xây dựng một số đề án, chương trình đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, hỗ trợ DN mở rộng thị trường, tổ chức chuỗi cung ứng hàng hóa, như: Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020”; Đề án Thúc đẩy DN Việt Nam xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020; Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia; Chương trình Khuyến công quốc gia đến năm 2020; Chương trình Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 và một số chương trình liên kết vùng miền, bình ổn thị trường của các tỉnh, thành phố… Chỉ riêng từ năm 2013 tới nay, đã có 1.025 đề án được xây dựng với tổng kinh phí 511,5 tỷ đồng.
Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng nhiều cơ chế cũng như thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ DN Việt Nam tạo lập, tham gia và phát triển chuỗi cung ứng bền vững trong thời kỳ hội nhập. Đặc biệt gần đây nhất, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa được Quốc hội khóa 14, Kỳ họp thứ 3 thông qua đã quy định DN, tổ chức đầu tư, kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm có ít nhất 80% số DN nhỏ và vừa tham gia cung ứng cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được hưởng các hỗ trợ: Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật; miễn, giảm thuế thu nhập DN có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập DN.
Đồng hành cùng các giải pháp hỗ trợ chính sách, hành lang pháp lý của Chính phủ thì cốt lõi trong xây dựng chuỗi cung ứng chính vẫn phải là các DN chủ động nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và thay đổi hình thức mẫu mã theo kịp xu hướng của thị trường. Với cơ chế thị trường, không chính sách nào hiệu quả hơn việc sản phẩm tự chứng minh giá trị của mình thông qua đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng.
Theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương xu hướng toàn cầu hóa, các DN trên thế giới có xu hướng tích cực tìm kiếm, tham gia vào các chuỗi cung ứng để có cơ hội gia tăng lợi nhuận, phát triển bền vững. Việc tham gia vào các chuỗi cung ứng có thương hiệu, uy tín, được quản trị tốt, có sức tác động lớn trên thị trường sẽ đồng nghĩa với việc DN có thêm cơ hội chiếm lĩnh thị trường và có được sự tín nhiệm của khách hàng, tạo nên giá trị DN, mở rộng chiến lược kinh doanh và khả năng vươn xa.
Chia sẻ kinh nghiệm của các DN thành công trong công tác phát triển mở rộng thị trường, bà Lê Thị Mai Linh, Phó Chủ tịch Điều hành Tập đoàn Central Group (Big C) chia sẻ với mục tiêu trở thành “điểm đến cho các doanh nhân Việt Nam”, mới đây Big C Việt Nam đã phát động chương trình “Đồng hành cùng thương hiệu Việt” và cam kết hỗ trợ các DN thông qua việc cung cấp các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm theo tiêu chuẩn quản lý của Nhà nước để giúp các DN dễ dàng thâm nhập vào kênh bán lẻ hiện đại. Việc 2 năm liên tiếp Tập đoàn này tổ chức thành công Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan, mở ra cơ hội xuất khẩu cho các DN Việt, hỗ trợ cho các DN trong nước trưng bày và quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng Thái Lan.
Với những chính sách khuyến khích phát triển để DN Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng sự vào cuộc của các Bộ, ngành liên quan để hoàn thiện những chính sách đã ban hành đảm bảo tính hệ thống và khả thi. Sự chủ động của DN Việt trong việc tham gia chuỗi cung ứng là rất cần thiết để tạo ra sự liên kết bền vững trong sản xuất, phân phối lưu thông đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng theo mô hình cùng có lợi.
Quang Đông
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình