Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Có bảo đảm tiến độ và chất lượng?

Thứ sáu, 11/12/2020 - 06:35

(Thanh tra)- Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long do Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) làm chủ đầu tư đang được dư luận hết sức quan tâm đến tiến độ và chất lượng vì sau 35 năm đưa vào khai thác, trải qua hai lần sửa chữa (2009 và 2013) mặt cầu Thăng Long đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông (ATGT).

Liệu dự án có bảo đảm tiến độ, chất lượng. Ảnh: Trần Quý

Ông Nguyễn Trung Sỹ, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Tổng cục ĐBVN) cho biết, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long có tổng mức đầu tư gần 270 tỷ đồng, được khởi công ngày 16/8/2020, theo lộ trình, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 31/12/2020.

Sau khi nghiên cứu các tư vấn đã đi đến thống nhất sử dụng giải pháp công nghệ tiến hành cải tạo mặt cầu thép trực hướng hiện tại thành mặt cầu liên hợp nhẹ (LWSD) - liên hợp giữa bản mặt thép trực hướng hiện tại với bê tông siêu tính năng UHPC. Liên hợp giữa bản mặt thép trực hướng hiện tại với bê tông siêu tính năng cường độ tối thiểu bằng 120MPa, dày tối thiểu 60mm, có kết hợp sử dụng lớp phủ mỏng tạo nhám. Liên kết giữa bản mặt thép hiện tại và bê-tông siêu tính năng bằng đinh kháng cắt (studs) tiêu chuẩn dài 50mm.

“Đây cũng là giải pháp công nghệ đã được áp dụng phổ biến và thành công cho các mặt cầu thép trực hướng tại Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc” - ông Sỹ cho biết.

Nhà thầu đang đổ bê tông siêu tính năng UHPC. Ảnh: Trần Quý

Đến thời điểm hiện tại dự án đang triển khai thi công cơ bản đảm yêu cầu về chất lượng, tiến độ. Các công tác kiểm soát chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường luôn được kiểm soát chặt chẽ.

Các hạng mục chính: Hàn đinh neo, cốt thép và đổ UHPC đã đạt, lắp đặt khe co giãn… đã đạt trên 90%. Kết quả thử tải, đánh giá tại hiện trường cho kết quả tốt: độ cứng mặt cầu tăng đáng kể và đều đáp ứng các yêu cầu thiết kế đặt ra.

Công tác thảm bê tông nhựa polyme đang được khẩn trương thực hiện các công tác chuẩn bị, dự kiến sẽ triển khai thảm đại trà toàn bộ mặt cầu từ 10 - 22/12/2020, các công tác sửa chữa các hạng mục phụ trợ (hệ thống thoát nước, ATGT…) cũng đang được khẩn trương thực hiện phấn đấu đến ngày 31/12/2020 sẽ có thể thông xe trên mặt cầu.

Khe co vẫn chưa được lắp đặt. Ảnh: Trần Quý

Việc chủ đầu tư sử dụng những kỹ thuật công nghệ mới vào việc sửa chữa lần này chất lượng mặt cầu sẽ kéo dài được bao nhiêu năm cũng đang được dư luận đặc biệt quan tâm.

Liên quan đến chất lượng dự án, ông Sỹ cho biết, theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GTVT, lần sửa chữa này phải đảm bảo tuổi thọ từ 7 - 10 năm. “Căn cứ vào kết quả triển khai dự án, chúng tôi khẳng định kết cấu mặt cầu thép liên hợp sẽ đảm bảo tuổi thọ theo yêu cầu chỉ đạo của Bộ trưởng. Lớp phủ bê tông nhựa polyme tạo nhám và êm thuận trên mặt cầu sẽ được duy tu, bảo trì theo quy định và sẽ đảm bảo yêu cầu về tuổi thọ như các lớp phủ bê tông nhựa trên mặt cầu thông thường” - ông Sỹ nói.

Việc hàn 1,5 triệu chiếc đinh neo lên toàn bộ bản thép mặt cầu cùng hệ thống  cốt thép dày đặc có trọng lượng lên đến hàng chục tấn sẽ nâng tải trọng lên trụ cầu đáng kể cũng đang được dư luận quan tâm, nhưng chưa có câu trả lời thích đáng.

Việc hàn 1,5 triệu chiếc đinh neo cùng hệ thống cốt thép dày đặc có ảnh hưởng đến tải trọng của cầu. Ảnh: Trần Quý

Theo ghi nhận của PV tại hiện trường dự án ngày 9/12, hiện chủ đầu tư và nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục, dẫu vẫn còn “ngổn ngang” công việc.

Việc đổ bê tông siêu tính năng UHPC vẫn chưa hoàn thành; lắp đặt khe co giãn cũng vậy; các công tác sửa chữa các hạng mục phụ trợ (hệ thống thoát nước, ATGT…) cũng đang bề bộn. Do vậy, việc triển khai thảm đại trà toàn bộ mặt cầu còn phụ thuộc vào tiến độ đổ bê tông siêu tính năng UHPC, lắp đặt khe co giãn và các công tác sửa chữa các hạng mục phụ trợ.

Đến bao giờ mới thảm đại trà toàn bộ mặt cầu. Ảnh: Trần Quý

Tại Hội thảo Ứng dụng giải pháp kết cấu mặt cầu bản thép liên hợp nhẹ và các công nghệ hàn đinh neo Plasma và bê tông siêu tính năng UHPC trong dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long do Tổng cục ĐBVN phối hợp tổ chức vào sáng 9/12, ông Nguyễn Trung Sỹ khẳng định: “Với công trình này, kết cấu được thực hiện bằng các giải pháp khoa học và kỹ thuật mới và có độ bền tốt nhất, Tổng cục ĐBVN tin tưởng sẽ hoàn thành sớm hơn so với tiến độ đề ra vào ngày 16/1/2021, đảm bảo kết cấu bê tông siêu tính năng (dày 60mm) và bản mặt cầu có "tuổi thọ" lên tới 30 năm. Riêng với lớp thảm bê tông nhựa tạo nhám (dày 40mm) trên cùng của mặt cầu sẽ tồn tại từ 5 - 10 năm tùy theo tải trọng xe.

Liệu dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long do Tổng cục ĐBVN làm chủ đầu tư có bảo đảm tiến độ, chất lượng đề ra? Báo Thanh tra sẽ tiếp tục phản ánh.

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm