Theo dõi Báo Thanh tra trên
Anh Minh
Thứ năm, 23/05/2024 - 20:46
(Thanh tra) - Trong một cuộc họp, ông Phạm Ngọc Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo rất quyết liệt, tháo gỡ những khó khan về bãi đổ thải cho dự án cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột. Thế nhưng đến nay, nhà thầu vẫn đang “mắc cạn”.
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo rốt ráo, cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột vẫn “nghẽn”. Ảnh: AM
Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 dài khoảng 117,5km, nối liền 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk. Dự án có tổng mức đầu tư là 21.935 tỷ đồng, được kỳ vọng kết nối biển - rừng, dự kiến khai thác năm 2027.
Dự án được chia thành 3 thành phần gồm: Thành phần 1 do UBND tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư, thành phần 2 do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư và thành phần 3 do UBND tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư.
Dự án thành phần 3 có tổng chiều dài tuyến khoảng 48,09km, tổng vốn đầu tư 6.165 tỷ đồng. Dự án này gồm 3 gói thầu xây lắp. Trong đó, gói thầu số 01 (Km69+500-Km86), tổng gói thầu 16,5Km, bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công. Gói thầu này, Tập đoàn Sơn Hải được chỉ định thầu với giá trị gần 1.400 tỷ đồng, giảm gần 50 tỷ đồng so với giá gói thầu.
Ngày khởi công gói thầu là 24/11/2023, ngày kết thúc theo hợp đồng 24/5/2026. Sau khi nhận thầu, Tập đoàn Sơn Hải tập trung mọi nguồn lực, “vượt nắng, thắng mưa”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, thi công “3 ca, 4 kíp” theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.
Quá trình triển khai gói thầu, nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn. Theo báo cáo của nhà thầu, tính đến ngày 23/5, đơn vị vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết như:
Hiện nay, phần diện tích đất rừng khoảng 1,7 km vẫn chưa được bàn giao thi công mặc dù UBND tỉnh Đắk Lắk đã có công văn giao các cơ quan chức năng tham mưu quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng để thực hiện dự án, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công nền, bởi vì hầu hết khối lượng đất đắp chủ yếu tận dụng từ khối lượng đất đào tại các vị trí trên.
Đối với di dời công trình hạ tầng kỹ thuật: Có 7 trụ trung thế và 6 trụ hạ thế tại Km73 nút giao Ea Rớt vẫn chưa được di dời.
Các bãi đổ thải bổ sung (12 vị trí) chưa được UBND tỉnh chấp thuận. Trong khi đó, tổng khối lượng đổ thải của nhà thầu 844.000 m3. Ngoài ra, mỏ đá xã Ea păl, thôn 6B, xã Ea păl đã được UBND tỉnh phê duyệt ngày 22/3/2024, đã tạm dừng hoạt động để hoàn thiện thủ tục thuê đất từ ngày 12/4/2024.
Những khó khăn, vướng mắc trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai dự án. Trong khi đó, tại cuộc họp ngày 7/5 với Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn, ông Phạm Ngọc Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo rất quyết liệt về việc tháo gỡ vướng mắc trong việc triển khai dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.
Tại đây, ông Nghị bày tỏ rất rốt ráo đối với vấn đề cấp phép bãi đổ thải cho dự án cao tốc. Bởi, cùng triển khai dự án này, tỉnh Khánh Hoà đã tháo gỡ xong vấn đề bãi thải cho chủ đầu tư, nhà thầu; còn tỉnh Đắk Lắk vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Ông Trần Văn Sỹ - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đắk Lắk cho rằng, không có căn cứ để tham mưu UBND tỉnh thống nhất vị trí bãi thải (vị trí chứa đất, đá thừa từ dự án). Khi Chủ tịch Phạm Ngọc Nghị đặt câu hỏi “tại sao các Khánh Hoà làm được mà ta không làm được”, vị Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh cứ chăm chăm vào việc không có quy định hướng dẫn…
Trước thực trạng trên, ông Nghị yêu cầu Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đắk Lắk và chủ đầu tư, các đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu giải quyết vấn đề này. “Khi ta làm đúng, có lợi cho dân thì không việc gì phải sợ. Đừng tư lợi, lợi ích nhóm thì không ai bắt cả. Ai không dám ký thì tôi ký. Ai sợ, không dám làm thì nghỉ, để người khác làm”, ông Nghị quả quyết.
Liên quan đến vấn đề bãi thải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Cảnh nói thêm, ban quản lý và nhà thầu phải có trách nhiệm chọn đổ bãi thải phù hợp. Nếu vị trí bãi thải là đất của tổ chức, cá nhân thì sau khi thoả thuận đổ vào đấy phải thống kê được khối lượng, có xác nhận của chính quyền địa phương, nhằm làm cơ sở để báo cáo cấp trên và sau này bàn giao về địa phương.
Ông Cảnh cũng lưu ý các điều cấm: Khi đổ đất, không được lấy tiền của dân; đất đổ vào bãi thải, người dân, tổ chức không được múc đem đi bán. Sau khi đổ vào bãi thải, phải bàn giao địa phương bảo quản hiện trạng.
“Quan điểm của tỉnh đã rõ ràng, ta cứ như thế mà làm. Các cuộc họp khác đã nói rõ rồi. Vừa rồi có trường hợp gian dối, đưa đất ra ngoài bán thì bị công an bắt thôi”, ông Cảnh nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.
Chu Tuấn - Quang Dân
14:25 22/11/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.
Văn Thanh
12:45 22/11/2024Văn Thanh
12:43 22/11/2024Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương