Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Thanh
Thứ năm, 23/05/2024 - 20:46
(Thanh tra) - “Chúng ta không quá lạc quan, nhưng lắng nghe để tham khảo, không chủ quan nhưng cũng không quá bi quan. Chúng ta không tô hồng kết quả, cũng không nên bi quan, phải tập trung vào những nhiệm vụ giải pháp nào đến cuối năm”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định về tình hình kinh tế quý I/2024.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: H.C
Hôm nay (23/5), Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Lắng nghe để tham khảo
Tại đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có một số nhận định về tình hình kinh tế - xã hội từ đầu năm đến nay và thời gian tới.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tình hình kinh tế - xã hội quý I vừa qua, mặc dù không đạt được một số chỉ tiêu, nhưng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
“Chúng ta không quá lạc quan, nhưng lắng nghe để tham khảo, không chủ quan nhưng cũng không quá bi quan. Chúng ta không tô hồng kết quả, cũng không nên bi quan, tập trung vào những nhiệm vụ giải pháp nào đến cuối năm”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế như doanh nghiệp còn còn nhiều khó khăn, thị trường bất động sản chưa phục hồi như kỳ vọng, thị trường vàng có nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng giá máy bay tăng cao gây ảnh hưởng đến thị trường du lịch...
Tập trung tìm giải pháp để khắc phục
Dự báo về tình hình năm 2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho là còn rất khó khăn nhưng lại có nhiều điểm tích cực: Quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế; nhiều chính sách được ban hành, tháo gỡ được rất nhiều vướng mắc; các ngành công - nông nghiệp, dịch vụ đang có dấu hiệu tăng trưởng trở lại...
Tuy nhiên, vấn đề già hoá dân số, biến đổi khí hậu, vấn đề khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chậm và chưa là động lực để thúc đẩy nền kinh tế, khó tăng năng suất lao động.
“Đây là những thách thức nổi lên mà chúng tôi thấy cả ngắn hạn và dài hạn chúng ta phải tập trung tìm giải pháp để khắc phục”, Bộ trưởng nói.
Về giải pháp và nhiệm vụ trong thời gian sắp tới, Bộ trưởng Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhấn mạnh: Không chỉ tập trung vào những giải pháp trong ngắn hạn và có tính đến dài hạn mag còn cần đẩy mạnh 3 động lực: Đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; chuyển đổi nền kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…
“Chúng ta cũng phải tập trung vào các ngành công nghiệp mới mà ta có điều kiện tham gia sâu hơn, ví dụ như chip bán dẫn”, theo Bộ trưởng. Đồng thời phải đẩy mạnh đào tạo nguồn lực, đẩy nhanh các dự án đầu tư công quan trọng.
Về vấn đề thể chế, Bộ trưởng dẫn ra ví dụ: “Có thể cho áp dụng hiệu lực Luật Đất đai từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng để tháo gỡ các ách tắc cho thị trường bất động sản”.
Ngoài thể chế, cần cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. “Chúng ta cần đẩy mạnh phân cấp, bỏ xin - cho, khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm. Nếu chúng ta không đẩy nhanh các cải cách, thì đầu tư hoàn toàn có thể sẽ tìm đến nước khác để đầu tư”, Bộ trưởng gợi mở.
Bộ trưởng còn chỉ ra hàng loạt các vấn đề về cơ chế chính sách cho các địa phương; tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, giúp khơi thông nguồn lực; vấn đề hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)...
Về vấn đề lớn nhất của ĐBSCL hiện nay, các đại biểu bày tỏ lo ngại là thiếu nước ngọt làm ảnh hướng tới cả sản xuất, cả đời sống của người dân.
Việc các đại biểu có đề nghị xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về vấn đề nêu trên, Bộ trưởng đã chia sẻ, đã nâng tổng đầu tư trong kế hoạch trung hạn cho ĐBSCL lên rất cao từ 16% của giai đoạn 2010-2015, lên 18% trong giai đoạn 2016-2020, và trong nhiệm kỳ này 2021-2025 đã nâng lên gần 20%.
Ngoài ra, không phụ thuộc vào nguồn đầu tư công trung hạn, đã bố trí cho ĐBSCL 13 dự án vay ODA riêng, không nằm trong danh mục, tổng số tiền gần 2,5 tỷ USD, tức gần 70.000 tỷ đồng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.
Chu Tuấn - Quang Dân
14:25 22/11/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.
Văn Thanh
12:45 22/11/2024Văn Thanh
12:43 22/11/2024Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền