Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 25/03/2011 - 19:31
(Thanh tra) - Sáng nay (25/3), tiếp tục ngày làm việc thứ 5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007-2011 của Chánh án TANDTC, Viện trưởng Viện KSNDTC. Tham gia thảo luận, các đại biểu cho rằng, trong nhiệm kỳ vừa qua, ngành Kiểm sát đã thực hiện tốt chức năng, còn ngành Tòa án đã giảm thiểu số vụ án oan sai. Nhất là chủ trương tăng thẩm quyền cho cấp huyện và xây dựng được đội ngũ cán bộ có chất lượng cao.
Báo cáo trước QH chiều ngày 21/3, Chánh án TANDTC Trương Hoà Bình cho biết, trong nhiệm kỳ qua, ngành Toà án đã nâng cao số lượng vụ án được xét xử, chất lượng tranh tụng cũng như chất lượng chuyên môn và trách nhiệm của đội ngũ thẩm phán. Tuy nhiên, chất lượng xét xử một số vụ án còn chưa đáp ứng yêu cầu, số lượng bản án sai, phải hủy sửa do lỗi chủ quan còn chưa giảm, vẫn còn một số vụ kết án oan sai, số đơn khiếu nại các cấp phúc thẩm chưa được giải quyết còn nhiều…
Nguyên nhân là do số lượng bản án lớn, trong khi số lượng thẩm phán và nhân viên ngành toà án chưa đủ đáp ứng. Chế độ chính sách đãi ngộ chưa tương xứng, đời sống khó khăn cũng là điểm cản trở việc thu hút nguồn cán bộ có năng lực trình độ, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa. Một số quy định, văn bản pháp luật không còn phù hợp chưa được chỉnh sửa kịp thời cũng ảnh hưởng đến hoạt động của toà án. Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tham mưu ở các cấp thẩm phán vẫn còn nhiều tồn tại yếu kém…
Đối với ngành Kiểm sát, theo báo cáo của Viện trưởng Viện KSNDTC Trần Quốc Vượng, cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ điều tra, công tố và thi hành án, góp phần phòng chống tội phạm và giảm thiểu khiếu nại, tố cáo đông người kéo dài. Tuy vậy, một số đơn vị vẫn chưa làm hết trách nhiệm trong việc khởi tố, truy nã tội phạm, khởi tố vụ án, khởi tố bị can chưa chặt chẽ, còn bỏ lọt tội phạm. Kiểm sát viên năng lực còn hạn chế, thiếu trách nhiệm trong nghiên cứu hồ sơ vụ án, nắm chưa chắc pháp luật nên tranh tụng tại toà còn thiếu hiệu quả… Nguyên nhân là do sự thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức của một số viện trưởng Viện KS các cấp. Một số quy định, văn bản pháp luật chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngành Kiểm sát.
Tham gia thảo luận tại tổ, các đại biểu nhất trí với báo cáo hoạt động cả nhiệm kỳ của Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC trên cả 3 phương diện: Giải quyết các vụ việc lớn về hình sự, dân sự, góp phần ổn định an ninh, chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; số lượng, chất lượng công chức đều được nâng lên; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của ngành tư pháp cũng được cải thiện đáng kể. Đặc biệt là đã giảm đáng kể các vụ án oan sai, thực hiện đúng chức năng công tố.
Về báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chánh án TANDTC, các đại biểu cho rằng, toàn ngành đã triển khai được nhiều biện pháp đồng bộ như nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn cho các thẩm phán, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc bức xúc kéo dài. Công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án; giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng chống tham nhũng; xây dựng pháp luật; thi hành án hình sự, xét miễn giảm các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp… toàn ngành đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, những mục tiêu chính vẫn còn lúng túng trong vấn đề thực hiện.
Phát biểu về vấn đề này, đại biểu Đặng Văn Khanh (đoàn Hà Nội) cho rằng, tình hình tội phạm hiện nay có chiều hướng diễn biến phức tạp, nhất là loại hình tội phạm công nghệ cao, tội phạm trên thị trường chứng khoán… Để điều tra, xét xử những vụ án này rất khó và mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, theo tinh thần cải cách tư pháp, nhiều vụ án bị cáo sử dụng luật sư ngay từ đầu, ngày càng nhiều Kiểm sát viên phải tranh tụng với luật sư tại phiên toà. Do vậy, nếu không được nâng cao trình độ sẽ dễ bị luật sư "quay" tại toà.
Theo đại biểu Nguyễn Duy Hữu (đoàn Đắk Lắk), từ đầu năm đến nay, ngành Toà án của tỉnh đã phải thụ lý, xét xử hơn 3,8 nghìn vụ, có thẩm phán một ngày phải xử tới 4 vụ, tính trung bình một năm, mỗi thẩm phán phải xét xử 210 vụ. Điều này thực sự quá tải đối với các thẩm phán. Việc phải xét xử số lượng vụ án lớn nên chất lượng xét xử sẽ không cao. Thực tế cho thấy, ngành Toà án cũng đang phải đối mặt với tình trạng “chảy máu nhân lực”, nhiều người xin ra khỏi ngành do không chịu được áp lực công việc. Đại biểu cũng cho rằng, hiện nay số cử nhân luật ra trường cũng không mặn mà với việc thi tuyển vào ngành dù trong năm qua, ngành Tòa án được Quốc hội đồng ý bổ sung số lượng Thẩm phán và thư ký, thẩm định viên, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra hiện nay.
Thảo luận về việc thực hiện nhiệm vụ của Viện trưởng Viện KSNDTC, các đại biểu đánh giá cao nỗ lực phấn đấu và tạo được sự chuyển biến tích cực về chất lượng, hiệu quả trên tất các cả các mặt công tác. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ…Đại biểu Nguyễn Lân Dũng (đoàn Đắk Lắk) cho rằng, phần lớn các vụ án tồn đọng hiện nay đều có liên quan đến việc khiếu kiện, tranh chấp về đất đai. Nếu Quốc hội không sớm có biện pháp tháo gỡ thì ngành Toà án và Viện Kiểm sát cũng sẽ bất lực với hàng núi đơn thư khiếu kiện.
Buổi chiều, các đại biểu làm việc tại Hội trường thảo luận về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007-2011 của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Phương Hiếu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 12/12, Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình. Trong khuôn khổ kỳ họp, các đại biểu đã thực hiện giám sát chuyên đề “Thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025” và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng.
Bùi Bình
13:17 12/12/2024(Thanh tra) -
Bùi Bình
12:33 12/12/2024Hải Hà
12:26 12/12/2024Chính Bình
12:25 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Hương Giang
23:28 11/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình