Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chính phủ đồng hành với doanh nghiệp

Thứ tư, 14/11/2012 - 14:49

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Chính phủ luôn theo sát, thấu hiểu và hết sức chia sẻ những khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp phải trải qua, đã và đang tiếp tục tìm mọi giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng 14/11. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (đoàn Ninh Thuận), đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) nêu câu hỏi với Thủ tướng về những giải pháp cơ bản, cả trước mắt và lâu dài giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì phát triển; những giải pháp mang tính quyết định, đột phá để tái cấu trúc nền kinh tế.

Việc hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp vượt qua khó khăn "không chỉ là lợi ích của doanh nghiệp mà còn là lợi ích của nền kinh tế”. "Chính phủ đã đề ra nhiều cơ chế chính sách, giải pháp để thực hiện, đến nay đã mang lại những kết quả nhất định, tuy nhiên thực tế là doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn”, Thủ tướng nói.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng nhấn mạnh 4 nhóm giải pháp trọng tâm, trọng điểm để tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất.

Giải pháp trước hết là ổn định vĩ mô

Nhóm giải pháp quan trọng nhất mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh là đảm bảo, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, nhiệm vụ cần đặc biệt quan tâm là phải kiềm chế lạm phát, không để lạm phát quay trở lại.

“Đây là giải pháp trước mắt và lâu dài để giúp đỡ doanh nghiệp. Lạm phát cao, lãi suất cao thì tỉ giá biến động, giá trị đồng tiền Việt Nam giảm, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên, từ đó gây ra rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp khó mà duy trì và phát triển sản xuất”. Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh yêu cầu cần duy trì tăng trưởng hợp lý.

“Không duy trì tốc độ tăng trưởng chung thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Muốn vậy, phải giữ mức tăng tổng cầu hợp lý, bao gồm tăng dư nợ tín dụng, tăng đầu tư công, đầu tư xã hội”.

Ngoài ra, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng sẽ tập trung chỉ đạo để từng bước bảo đảm cân đối hợp lý các cán cân thanh toán, bao gồm cán cân xuất nhập khẩu, cán cân vãng lai, cán cân thanh toán tổng thể. Cụ thể, sẽ có những giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập khẩu.

Nhóm giải pháp thứ hai được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra là đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn liền với thúc đẩy mạnh mẽ, hiệu quả các khâu đột phá.

Nhóm giải pháp thứ ba là giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu, tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản.

Cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh nhóm giải pháp “Chính phủ đã đang thực hiện, nhưng cần thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn” là đẩy mạnh cải cách hành chính, bao gồm cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế thị trường đầy đủ, minh bạch, thuận lợi. “Thể chế về tài chính, đăng ký kinh doanh, điều kiện lập, phá sản doanh nghiệp… hiện vẫn còn vướng mắc”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng cho rằng, để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, cần thực hiện đồng bộ, đồng thời, có trọng tâm, trọng điểm các giải pháp mà Đảng, Chính phủ đã đề ra.

Chỉ Chính phủ hành động là chưa đủ, Thủ tướng mong từng doanh nghiệp, từng lãnh đạo doanh nghiệp phải tự đổi mới mình, cơ cấu lại phương án sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn bằng chính nội lực.

“Có như thế, mới có thể cùng vượt qua khó khăn, thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trường hợp lý, thực hiện được kế hoạch phát triển 5 (2011 – 2015) năm mà Đảng, Quốc hội đã thông qua”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thực hành dân chủ - giải pháp có ý nghĩa bao trùm

Trả lời câu hỏi của các đại biểu về giải pháp, động lực bao trùm để đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt nhấn mạnh việc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự quản lý của Nhà nước để thực hiện đồng bộ, đồng thời, hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng, đặc biệt là các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng đã đề ra.

Thủ  tướng cho rằng trong khi thực hiện tổng thể, đồng bộ, đồng thời các chủ trương đó, giải pháp có ý nghĩa động lực, bao trùm, có ý nghĩa nhất là thực hành dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo đời sống của nhân dân, là lòng dân, là đồng thuận của xã hội.

“Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Đây là giải pháp cơ bản, bao trùm”, Thủ tướng khẳng định.


(Theo Chinhphu.vn)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm