Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ ba, 26/11/2024 - 08:59
(Thanh tra) - Bộ Trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết, trong thời gian qua, với sự quan tâm, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực về thực hiện chính sách an sinh xã hội và thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững.
Xoábỏ nhà tạm, nhà dột nát không chỉ là một chính sách xã hội mà còn là một chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Ảnh minh hoạ: IT
Trong đó, xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát không chỉ là một chính sách xã hội mà còn là một chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Mục tiêu lớn nhất của chương trình là đảm bảo mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là những hộ nghèo và cận nghèo, đều có cơ hội sống trong những ngôi nhà an toàn và kiên cố.
Theo đánh giá, sau nhiều năm triển khai, chương trình xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát đã giúp thay đổi diện mạo của nhiều địa phương trên cả nước. Nhiều vùng trước đây nghèo nàn, thiếu thốn, nay đã phát triển hơn nhờ sự hỗ trợ từ chương trình. Người dân không chỉ có nhà ở mà còn có điều kiện để tập trung vào phát triển kinh tế, giáo dục con cái, và vươn lên trong cuộc sống.
Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, sự tham gia tích cực của các tổ chức, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và nhân dân, trong thời gian qua, khoảng 340 nghìn hộ người có công với cách mạng và trên 800 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở đã được hỗ trợ có chỗ ở ổn định, an toàn, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tuy nhiên, theo thống kê, đến nay cả nước còn khoảng trên 315 nghìn hộ có khó khăn về nhà ở (khoảng 106 nghìn hộ người có công, 46 nghìn hộ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và 153 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo khác) cần được hỗ trợ để cải thiện nhà ở đảm bảo an toàn, ổn định để “an cư, lạc nghiệp”, góp phần thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.
Thực hiện phong trào do Thủ tướng Chính phủ phát động, hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, với mục tiêu hoàn thành cả 3 nhiệm vụ lớn: Hỗ trợ nhà ở cho người có công khó khăn về nhà ở (còn khoảng 200 nghìn căn nhà) bằng nguồn ngân sách nhà nước; hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số theo các chương trình mục tiêu quốc gia (còn khoảng 88 nghìn căn nhà); xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên (gồm 153.881 căn nhà tạm, nhà dột nát của hộ nghèo, hộ cận nghèo với kinh phí tối thiểu để thực hiện là khoảng 6.500 tỷ đồng).
Để hoàn thành công việc này, Bộ LĐTB&XH đề nghị có phương pháp, cách làm mới, theo đó, đề cao tinh thần tự lực, tự cường của các địa phương, phân chia các địa phương thành 4 nhóm, nhóm kinh tế phát triển sẽ tự đảm nhận; nhóm địa phương khó khăn, nhóm nghèo sẽ có cơ chế huy động nguồn lực, hỗ trợ phù hợp.
Đồng thời, đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng tiết kiệm chi thường xuyên 5% năm 2024 của ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương cùng với nguồn lực xã hội hóa để thực hiện theo cách vừa phân công, vừa giao chỉ tiêu hỗ trợ theo địa chỉ để các địa phương có điều kiện hỗ trợ các địa phương khác; vận động và phân công các bộ, cơ quan, ngân hàng, doanh nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương khó khăn, địa phương nghèo. Bên cạnh đó, huy động sự chung tay góp sức, đồng lòng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân, lan tỏa rộng khắp trong xã hội, cộng đồng.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ đột phá và mang tính cách mạng, là một chủ trương lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và nhân văn sâu sắc theo tinh thần Nghị quyết số 42 của Trung ương, phấn đấu để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong chính sách xã hội và việc làm thỏa đáng, bền vững của Liên Hợp Quốc. Đây là thời điểm có ý nghĩa lịch sử, quan trọng để thực hiện chương trình này, là một dấu ấn đậm nét tính ưu việt của xã hội chủ nghĩa, thể hiện nghĩa đồng bào, tính nhân văn cao cả của dân tộc Việt Nam.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước tại Công điện số 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, ngày 21/11, Bộ LĐTB&XH cũng đã có văn bản đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 117/CĐ-TTg, nhất là việc thành lập Ban chỉ đạo 3 cấp ở địa phương.
Tại văn bản này, Bộ LĐTB&XH đề nghị các địa phương căn cứ số liệu về nhà tạm, nhà dột nát của hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đã báo cáo theo yêu cầu của Bộ LĐTB&XH chỉ đạo UBND cấp huyện rà soát, tổng hợp thông tin ngay tại cơ sở xã, phường, thị trấn về nhu cầu xoá nhà tạm, nhà dột nát của hộ nghèo, hộ cận nghèo; phê duyệt kết quả rà soát (danh sách của từng hộ có nhu cầu xây mới hoặc sửa chữa); báo cáo UBND cấp tỉnh để tổng hợp. Trên cơ sở đó, giao Sở LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tổng hợp kết quả rà soát của UBND cấp huyện; trình UBND cấp tỉnh phê duyệt kết quả tổng hợp nhu cầu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh (theo đơn vị hành chính cấp huyện) để làm cơ sở hỗ trợ và làm căn cứ kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đồng thời tổ chức triển khai hiệu quả nguồn lực từ nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024…
Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, Bộ LĐTB&XH cho biết sẽ cùng các bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát xác định đối tượng theo quy định làm căn cứ đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương các giải pháp huy động, phân bổ nguồn lực hỗ trợ gắn với địa chỉ hộ trợ cụ thể. Trong đó, đề cao tinh thần tự lực, từ cường của địa phương, có cơ chế để địa phương có điều kiện hỗ trợ địa phương khó khăn hơn, vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương khó khăn và tự người dân, gia đình được hỗ trợ phải tự lo một phần, với mục tiêu hỗ trợ nhà ở là đảm bảo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở chắc chắn, an toàn, kể cả với các loại hình thiên tai thường xuyên của vùng, miền; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau.
Với tinh thần đó, những ngày qua, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự chung sức của cả cộng đồng triển khai thực hiện chương trình xóa nhà ở tạm, nhà ở dột nát. Không chỉ dừng lại ở một chủ trương, việc thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát còn mang ý nghĩa to lớn về giá trị nhân văn, từng bước rút ngắn khoảng cách về chất lượng đời sống trong nhân dân.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Bộ Trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết, trong thời gian qua, với sự quan tâm, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực về thực hiện chính sách an sinh xã hội và thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững.
Phương Anh
08:59 26/11/2024(Thanh tra) - Vừa qua, tại Thái Bình, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé” cho hơn 300 phụ nữ tỉnh Thái Bình. Đây là hoạt động nằm trong chương trình kết hợp dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng mà Vinamilk đang thực hiện.
Uyên Phương
16:56 25/11/2024Trần Quý
16:44 25/11/2024Hải Hà
15:53 25/11/2024Trần Trung
15:03 25/11/2024PV
Hương Giang
Phương Anh
Hải Viên
Anh Minh
Lâm Ánh
Thành Nam
Ngọc Anh
TK
Ngọc Anh