Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 10/08/2014 - 10:04
(Thanh tra) - Vốn ít, đầu ra không lắm “trơn tru”, không đủ điều kiện để vào các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đang hết sức khó khăn với vấn đề bảo vệ môi trường, cạnh tranh không lành mạnh.
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhẹ vẫn chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm cho lao động. Ảnh: Khôi Nguyên
Ngành nghề nhiều tiềm năng
Những năm qua, khi nền kinh tế khó khăn, các tập đoàn, doanh nghiệp tầm cỡ có dấu hiệu chững lại thì ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đóng một vai trò không nhỏ trong việc cung cấp ra thị trường những sản phẩm truyền thống, phù hợp nhu cầu tiêu dùng đại đa số người dân.
Tại TP HCM, có thể kể đến các khu sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống nhưng không kém bản sắc như: Dệt may khu Bảy Hiền (quận Tân Bình), mây tre đan, bánh tráng (huyện Củ Chi), nghề làm nem (quận Thủ Đức), nghề muối (huyện Cần Giờ), làng nghề cá sấu Sài Gòn (quận 12)… Đặc biệt, tại các quận Gò Vấp, Tân Bình, Thủ Đức… còn phát triển khá mạnh nghề làm bún, phở, bánh canh truyền thống.
Theo số liệu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP HCM, toàn TP có 65 ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, ngoại thành có 24 ngành nghề, vùng ven khoảng 10 ngành nghề và khu vực nội thành có 31 ngành nghề. Có không ít nghề và làng nghề tồn tại hơn 100 năm như nghề bánh tráng, làng nghề muối.
Các ngành nghề thủ công truyền thống thu hút hơn 70.000 lao động, với mức tăng trưởng bình quân 15%/năm. Trung bình mỗi hộ thu hút 2 - 3 lao động, mỗi cơ sở 8 - 10 lao động thời vụ. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết lao động nông nhàn, giúp cải thiện đời sống người dân nông thôn… Điều đáng nói, các cơ sở ngành nghề nông thôn có thể phát triển ở nhiều loại hình từ gia đình, tổ hợp tác đến doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã. Những nơi này có thể làm vệ tinh cho các đơn vị kinh tế lớn, có khả năng giải quyết những đơn đặt hàng dài hạn.
Nên tạo khu công nghiệp làng nghề truyền thống
Bên cạnh mặt đạt được, những ngành nghề này vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế, khó khăn. Các làng nghề dù đã hình thành lâu đời nhưng vẫn chưa thể tiếp cận các chính sách nhà nước hỗ trợ, đặc biệt là vốn vay. Các cơ sở sản xuất làng nghề gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất, vốn tín dụng (thủ tục, hạn mức cho vay thấp, phải có tài sản thế chấp)…
Để cho ra những sợi bún chất lượng, các doanh nghiệp phải đau đầu với bài toán môi trường. Ảnh: Khôi Nguyên
Điều đáng lo ngại hơn là quy mô sản xuất của các làng nghề vẫn nhỏ, lẻ, trong khi yêu cầu và đòi hỏi thị trường ngày càng cao khiến các làng nghề ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn.
Mặt trái của phát triển làng nghề hiện nay chính là ô nhiễm môi trường do hậu quả của sự phát triển tự phát và sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu.
Khảo sát của phóng viên tại các quận Tân Bình, Gò Vấp… nơi đây tập trung nhiều cơ sở sản xuất bún, bánh phở, bánh canh… truyền thống. Tuy với quy mô nhỏ lẻ nhưng mật độ các cơ sở nhiều nên vấn đề bảo vệ môi trường luôn được đưa ra bàn thảo. Vẫn là một bài toán nan giải. Cơ quan chức năng cứ kiểm tra, cứ phạt. Cơ sở nhỏ lẻ thì “chây ì” trách nhiệm. Khổ nhất là những cơ sở “nâng cấp” lên thành doanh nghiệp, có thương hiệu, tên tuổi thì luôn bị dòm ngó, săm soi.
Bà Nguyễn Thị Bính, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Nguyễn Bính, đơn vị sở hữu thương hiệu bún nổi tiếng Nguyễn Bính - Thủ Đức bày tỏ sự thất vọng trước mọi ứng xử dành cho ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhẹ. Bà Bính cho biết, thực hiện chủ trương của Nhà nước, bà bỏ cả tỷ đồng ra đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Thế nhưng, hệ thống hoàn thiện lại không đi vào vận hành được. Bởi, tiền đầu tư xây dựng hệ thống đã làm doanh nghiệp của bà khánh kiệt. Nay muốn hệ thống vận hành thì phải tốn thêm chi phí điện, hóa chất… với số tiền lên hơn chục triệu đồng mỗi tháng. Nếu hoạt động đúng pháp luật về môi trường, buộc giá thành phải cao, như thế, không ai mua bún của bà. Cứ 6 tháng, cảnh sát môi trường đến kiểm tra định kỳ. Doanh nghiệp lại phải đóng phạt với số tiền lên đến 100 triệu đồng.
Trong khi, các cơ sở sản xuất chui, vô tư xả thải ra môi trường, ăn cắp thương hiệu thì cơ quan chức năng quản lý không xuể. Từ môi trường cạnh tranh không lành mạnh, doanh nghiệp chân chính sẽ “chết yểu”.
Trao đổi với chúng tôi, các doanh nghiệp sản xuất bún cho biết, họ đang đối mặt với khó khăn như không đủ mặt bằng, kinh tế để đầu tư xử lý nước thải.
“Chúng tôi kiến nghị Chính phủ nên xem xét tạo khu công nghiệp làng nghề truyền thống. Có như thế, Nhà nước mới dễ dàng quản lý về mọi mặt, kể cả môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính phủ đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Cơ sở kinh doanh có nhiệm vụ đóng thuế theo lượng xả thải hàng tháng… Có như vậy, mới giải quyết được bất cập và ngành nghề này mới tồn tại”, bà Nguyễn Thị Bính kiến nghị.
Khôi Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank