Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Trần Quý

Thứ sáu, 10/09/2021 - 06:36

(Thanh tra)- Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Cục Hàng hải Việt Nam đã kịp thời đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho chủ tàu, doanh nghiệp hàng hải…

Cục Hàng hải Việt Nam triển khai nhiều giải pháp nhằm giải phóng hàng hóa ùn ứ tại các cảng biển phía Nam. Ảnh: Trần Quý

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội khiến nhiều doanh nghiệp phải dừng/giãn sản xuất, làm nhu cầu nhận nguyên liệu phục vụ sản xuất hay hàng hóa xuất đi giảm, cũng như thiếu hụt nguồn lực nhân công, hoạt động vận tải - xử lý hàng hóa tại cảng, tại ICD... gặp nhiều khó khăn.

Theo số liệu thống kê, trong tháng 7/2021, số lượng công-ten-nơ “ùn tắc” hoặc chậm giải phóng ra khỏi cụm cảng biển Cảng Tân Cảng Cát Lái - Cảng Cái Mép Thị Vải (cảng biển đang đảm nhận khoảng 60% hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng công-ten-nơ của Việt Nam) tăng cao, và Cảng Tân Cảng Cát Lái đứng trước nguy cơ bị tắc nghẽn do khó khăn trong công tác giải phóng hàng tồn tại kho bãi.

Theo dự báo, nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra thì có khả năng gây “ùn ứ” hàng hóa tại khu cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến “đứt gãy” chuỗi cung ứng vận tải trong khu vực…

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Giao thông Vận tải về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hàng hải đang chịu tác động, ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Cục Hàng hải Việt Nam đã thành lập sở chỉ huy tiền phương để tập trung xem xét, đánh giá tình hình, nhu cầu doanh nghiệp, luồng hàng, chuỗi vận tải và chỉ đạo, tháo gỡ ách tắc cho doanh nghiệp, đảm bảo duy trì hoạt động của các cảng biển khu vực phía Nam.

Cục Hàng hải Việt Nam đã trực tiếp kiểm tra hiện trường, khảo sát, đánh giá năng lực các cảng, các ICD… tại khu vực TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai; tổ chức hội nghị nhằm tiếp thu khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và thảo luận các giải pháp; phối hợp với chủ tàu, chủ cảng kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc về thủ tục hải quan…

Trực tiếp chỉ đạo các doanh nghiệp liên quan, cơ quan quản lý Nhà nước về hàng hải triển khai đồng bộ các giải pháp: Tập trung vào điều tiết luồng, lưu lượng hàng; điều tiết tuyến vận tải và đa dạng phương thức vận tải; tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hải quan; triển khai bổ sung các cơ chế, chính sách của chủ cảng, hãng tàu nhằm khuyến khích, hỗ trợ các chủ hàng sớm nhận hàng; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các hiệp hội…

Do được triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, nên đến thời điểm này, tình hình sản xuất tại các cảng biển của khu vực phía Nam nói chung và Cảng Cát Lái nói riêng diễn ra thuận lợi, thông suốt; các chỉ số giao nhận, tồn bãi cơ bản được kiểm soát tốt; tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hàng xuất khẩu thông qua cảng.

Thông tư số 74/2021/TT-BTC sẽ giúp các chủ tàu, doanh nghiệp hàng hải vượt qua khó khăn. Ảnh: Trần Quý

Bên cạnh đó, Cục Hàng hải Việt Nam còn đề xuất nhiều chính sách, giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn do tác động, ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, như: Giao các cảng vụ hàng hải triển khai thực hiện thông qua việc cắt giảm; gộp các thủ tục hành chính công; ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong điều hành công việc quản lý hành chính nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, nhất là trong điều kiện dịch bệnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp, mức độ lây lan rộng ở các địa phương như hiện nay.

Cục Hàng hải Việt Nam đã đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp hàng hải. Trong đó, cơ chế, chính sách thu, nộp phí, lệ phí hàng hải đã góp phần giảm chi phí cho chủ tàu, doanh nghiệp hàng hải.

Cục Hàng hải Việt Nam cũng chủ động đề xuất Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung quy định thu phí, lệ phí hàng hải. Ngày 27/8/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 74/2021/TT-BTC với những nội dung:

Gia hạn thời gian giảm phí cho tàu, thuyền chở công-ten-nơ xuất, nhập khẩu, trung chuyển vào, rời các bến cảng trên sông Cái Mép - Thị Vải, với các mức giảm: 40% phí trọng tải tàu, thuyền; 40% phí bảo đảm hàng hải cho tàu, thuyền có tổng dung tích từ 50.000GT trở lên, kể từ khi Thông tư số 74 có hiệu lực áp dụng từ ngày 12/10/2021 đến hết ngày 31/12/2021; 20% phí trọng tải tàu, thuyền; 20% phí bảo đảm hàng hải cho tàu, thuyền có tổng dung tích từ 80.000GT trở lên, áp dụng từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2023.

Gia hạn thời gian giảm phí cho tàu, thuyền chuyển tải dầu tại vịnh Vân Phong - Khánh Hòa, với các mức giảm: 50% phí trọng tải tàu, thuyền; 50% phí bảo đảm hàng hải; 50% phí sử dụng vị trí neo, đậu kể từ khi Thông tư số 74 có hiệu lực áp dụng, từ ngày 12/10/2021 đến hết ngày 31/12/2021; 20% phí trọng tải tàu, thuyền; 20% phí bảo đảm hàng hải; 20% phí sử dụng vị trí neo, đậu, áp dụng từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2023…

Với những chính sách mới của Nhà nước cũng như những giải pháp đồng bộ mà Cục Hàng hải Việt Nam đã và đang triển khai sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp hàng hải vượt qua được những khó khăn mà dịch bệnh Covid-19 gây ra.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm