Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Thanh
Thứ sáu, 22/12/2023 - 22:04
(Thanh tra) - Tư tưởng thiền nhập thế do Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử xây dựng đã để lại những dấu ấn sâu sắc và giá trị to lớn không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo mà cả trong đời sống xã hội, không chỉ đối với quá trình xây dựng đất nước bảo vệ nền độc lập dân tộc mà còn có ý nghĩa to lớn đối với đời sống của người dân Việt Nam.
Chiều nay (22/12), Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương (UBTƯ) Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng đã chủ trì Hội thảo khoa học "Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Các giá trị văn hóa, đạo đức và nguồn lực trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay".
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Các giá trị văn hóa, đạo đức và nguồn lực trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay
Với mục đích, ý nghĩa thiết thực, Hội thảo "Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Các giá trị văn hóa, đạo đức và nguồn lực trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay" đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu, học giả, người hoạt động thực tiễn và các chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Theo đánh giá của Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng về giá trị của Thiên phái Trúc Lâm Yên Tử xưa và nay, đó chính là việc hành giả Trúc Lâm hiện hữu ngay trong đời sống thực tại, “sống là tu”, “tu là sống”, lấy chính tập nghiệp của mình làm phương tiện tiên tu, giác ngộ, độ sinh.
Người hành giả Trúc Lâm bước đi trên con đường cao rộng, đó chính là dấn thân để kiến tạo một đời sống hạnh phúc, sáng tươi, hòa nhập vào đời sống xã hội và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, vì một Việt Nam giàu mạnh, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc.
Tại hội thảo, Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, các học giả, nhà nghiên cứu và các chức sắc Phật giáo cần tập trung trao đổi, thảo luận, chỉ rõ hơn về những giá trị văn hóa, đạo đức đặc sắc của Phật giáo Trúc Lâm trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay; cách ứng vận dụng các giá trị tu học của Phật giáo Trúc Lâm trong công tác đào tạo tăng tài của Giáo hội hiện nay; đồng thời đề xuất cách phát huy những giá trị tôn giáo tiêu biểu của Phật giáo Trúc Lâm trong nước và ngoài nước.
Tất cả vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân
Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, tư tưởng thiền nhập thế do Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử xây dựng đã để lại những dấu ấn sâu sắc và giá trị to lớn không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo mà cả trong đời sống xã hội, không chỉ đối với quá trình xây dựng đất nước bảo vệ nền độc lập dân tộc mà còn có ý nghĩa to lớn đối với đời sống của người dân Việt Nam.
Đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử có tinh thần hành động cao cả, thiết thực, đánh giặc cứu nước, cứu dân, xây dựng một chế độ thân dân, yêu dân, đoàn kết nhân dân, tất cả vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Thượng tọa Thích Hạnh Tuệ, Phó Giám đốc Thường trực Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam chia sẻ, Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội. Mỗi người dân tự hoàn thiện bản thân, đóng góp cho gia đình và xã hội.
Thượng tọa Thích Thiện Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội lại cho rằng, Thiền phái Trúc Lâm là một thiền phái nhân văn, gần gũi với cuộc sống của người dân.
Chủ nghĩa yêu nước qua tinh thần nhập thế vào đời của các thiền sư đã giúp cho Phật giáo Việt Nam gắn bó với đất nước và dân tộc trải qua suốt cuộc hành trình giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã tạo nên trường lực hấp dẫn mạnh mẽ, tạo đà thúc đẩy sự ra đời hàng trăm ngôi chùa lớn, nhiều tầng lớp Tăng chúng cùng quy hướng theo một dòng tu hành in đậm sắc thái Phật giáo dân tộc, Thượng tọa Thích Thiện Hạnh chia sẻ.
PGS.TS Đỗ Lan Hiền, Viện trưởng Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, Phật giáo Trúc Lâm đã thuyết phục người châu Âu hiện đại ngày nay, giới trẻ châu Âu cũng đang tìm đến Đạo Phật ngày càng nhiều.
GS.TS Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về tôn giáo, UBTƯ MTTQ Việt Nam khẳng định, hội thảo đã góp phần nghiên cứu các giá trị vật chất, tinh thần của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay.
Các ý kiến tại hội thảo đều nhận định, tổng hòa các yếu tố mà mục tiêu Hội thảo hướng tới chính là nhân tố con người. Con người là nhân tố chính yếu, quyết định mọi thành công.
GS.TS Đỗ Quang Hưng nhấn mạnh, đối với Phật giáo thì việc học và tu đúng chính pháp của một tu sĩ là yếu tố quyết định cho tương lai của Phật giáo. Chỉ khi một tu sĩ tu học có nội lực thì mới có thể trở thành nhân tố tích cực, có giá trị, khi đó họ mới có thể hòa chung vào trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, góp phần thiết thực, hiệu quả trong quá trình xây dựng và phát triển Giáo hội và đất nước hôm nay và mai sau.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Về phía người tiêu dùng, đây cũng là thời của họ ngồi nhà hay văn phòng, lướt Shopee, TikTok Shop hoặc Lazada, facebook, zalo... để tìm sản phẩm với giá tốt hơn, giao hàng tận nơi và nhiều ưu đãi hấp dẫn, không còn phải mất cả buổi để lang thang hết cửa hàng nay qua cửa hàng bán dọc các con phố để tìm kiếm sản phẩm ưng ý.
Giang Sơn
(Thanh tra) - Ngày 17/4, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương (UBTƯ) MTTQ Việt Nam lần thứ 3 khóa X, nhiều ý kiến phản ánh tình trạng người dân lo lắng, bất an về giá vàng tăng, tình trạng sữa giả, thuốc giả... gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe người dân.
Kim Thành
Văn Thanh
Trần Kiên
Hải Hà
Trung tướng, PGS.TS Đồng Đại Lộc
Hưng Thanh
Trọng Tài
Giang Sơn
Trung Hà
Cảnh Nhật
Hải Hà
Trung Hà
Kim Thành