Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thành lập đoàn liên ngành kiểm tra việc cây săng lẻ bị đào, chặt ở xã Châu Khê

Xuân Thống

Thứ ba, 04/04/2023 - 16:26

(Thanh tra)- Sáng 4/4, ông Lương Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An cho biết, sau khi có dư luận phản ánh tại bản Bãi Gạo, xã Châu Khê, huyện Con Cuông xảy ra tình trạng cây săng lẻ bị chặt phá, làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương, huyện đã thành lập đoàn liên ngành kiểm tra vụ việc.

Hiện trường cây săng lẻ bị đào bật gốc và văn bản trả lời của UBND huyện Con Cuông. Ảnh: VTQ

Qua kiểm tra, xác minh thông tin, kết quả kiểm tra hiện trường, xác minh chủ quản lý, sử dụng đất cho thấy, tại lô 67, khoảnh 4, tiểu khu 761 chủ quản lý, sử dụng đất thuộc về hộ ông Lô Đức Hạnh (SN 1972), trú tại bản Bãi Gạo, xã Châu Khê được UBND huyện Con Cuông giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) ngày 21/7/2006 với diện tích sử dụng là 11.474m2; mục đích sử dụng là đất rừng sản xuất.

Theo Quyết định 682B/QĐTK ngày 1/8/1984 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành kèm theo quy phạm thiết kế kinh doanh rừng là trạng thái chỉ có cây cỏ, lau lách hoặc chuối rừng (nghĩa là khi giao đất cho hộ gia đình quản lý thì trên đất không có cây gỗ tự nhiên).

Sau khi kiểm tra hiện trường thì toàn bộ diện tích trên được hộ gia đình trồng toàn bộ keo và mét, cây vải, cây xoài xen lẫn rải rác một số cây săng lẻ có đường kính gốc từ 10 đến 30cm.

Tại lô 22, khoảnh 4, tiểu khu 761, chủ quản lý, sử dụng đất thuộc hộ ông Kha Văn Thắng (SN 1956), trú tại bản Bãi Gạo, xã Châu Khê được UBND huyện Con Cuông giao đất, cấp GCNQSDĐ năm 2006, với diện tích sử dụng là 10.237m; mục đích sử dụng là đất rừng sản xuất.

Theo Quyết định 682B của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ký hiệu (Ia) là trạng thái chỉ có cây cỏ, lau lách hoặc chuối rừng (có nghĩa khi giao đất cho hộ gia đình quản lý thì trên đất không có cây gỗ tự nhiên).

Qua kiểm tra hiện trường thì toàn bộ diện tích trên được hộ gia đình trồng mít, xoài, vải, keo và xen lẫn cây săng lẻ.

Sau khi xác định chủ quản lý, sử dụng đất rừng sản xuất Hạt Kiểm lâm huyện Con Cuông phối hợp với chính quyền địa phương lấy lời khai của 2 hộ ông Kha Văn Thắng và ông Lô Đức Hạnh cho thấy: Sau khi được Nhà nước giao đất rừng sản xuất từ năm 2006, khi đó trên đất chỉ có lau lách, cây cỏ và chuối nên gia đình đã phát dọn thực bì, đốt để trồng các loại cây như mét, mít, vải, xoài ở phía dưới chân đồi, còn phía trên trồng keo. Sau thời gian cây săng lẻ mọc được gia đình bảo vệ tốt nên giữ được đến thời điểm hiện nay.

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, tại Điều 12 quy định “khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng sản xuất là rừng trồng do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư; cây trồng phân tán, cây vườn nhà có tên trùng với cây gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên”.

Ông Lương Đình Việt thông tin, đối với cây săng lẻ được quy định là loài thực vật rừng thông thường, mặt khác khi Nhà nước giao đất cho ông Thắng và ông Hạnh tại thời điểm đó thì trên đất không có cây gỗ (không có cây săng lẻ).

Theo Điều 12 của Thông tư 26/2022 về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản thì người dân có quyền quyết định việc khai thác gỗ trên diện tích đất rừng sản xuất do mình quản lý.

Trường hợp này, 2 hộ nêu trên đang trong quá trình đào cây săng lẻ (chưa hoàn thành việc đào cây) nên không vi phạm về quy trình khai thác là báo cáo cho kiểm lâm sở tại để tổng hợp, theo dõi.

"2 hộ dân đào cây săng lẻ trên đất lâm nghiệp được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất là không vi phạm pháp luật; họ đào cây này đúng với vị trí mà UBND huyện Con Cuông đã giao đất, cấp GCNQSDĐ rừng sản xuất", Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông thông tin.

UBND huyện Con Cuông đang tiếp tục chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với các cơ quan chức năng, UBND các xã tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nói chung. Đồng thời rà soát, kiểm tra, hướng dẫn, giám sát các trường hợp tương tự đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, ổn định tình hình địa phương.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm