Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tham nhũng trong khu vực công vẫn nghiêm trọng

Thứ tư, 03/12/2014 - 14:12

(Thanh tra) - So với các quốc gia láng giềng đang cải thiện kết quả Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI), Việt Nam lại không có thay đổi về điểm số. Trong số 9 quốc gia Đông Nam Á được đánh giá năm nay, Việt Nam đứng thứ 6, chỉ xếp hạng trên Lào, Cam-pu-chia và Mi-an-ma.

TT khuyến nghị, người dân tham gia đấu tranh chống tham nhũng, cũng cần khen thưởng và bảo vệ xứng đáng những người dũng cảm tố cáo tham nhũng. Ảnh: Thảo Nguyên

Ngày 3/12, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số CPI 2014, xếp hạng 175 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và các chuyên gia trong nước về tham nhũng trong khu vực công ở mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ.

Việt Nam chưa cải thiện trên bảng xếp hạng CPI

Năm nay, Việt Nam đạt 31/100 điểm, đứng thứ 119 trên bảng xếp hạng toàn cầu và thứ 18 trên tổng số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Một điều đáng chú ý là điểm số CPI của Việt Nam không thay đổi trong ba (03) năm liên tiếp (2012 - 2014) và tham nhũng trong khu vực công vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia.
 
Một điểm đáng quan tâm khác, trong khi Việt Nam không có thay đổi về điểm số, các quốc gia láng giềng lại đang cải thiện kết quả CPI của họ. Trong số 9 quốc gia Đông Nam Á được đánh giá năm nay, Việt Nam đứng thứ 6, chỉ xếp hạng trên Lào, Cam-pu-chia và Mi-an-ma. Đa số các quốc gia trong khu vực đều có cải thiện về mặt điểm số (tăng từ 1 đến 3 điểm), ngoại trừ Mi-an-ma là nước cũng không có thay đổi nào về điểm số, Lào (giảm 1 điểm) và Xinh-ga-po (giảm 2 điểm).
 
Để có được niềm tin và sự ủng hộ của người dân, cải thiện chỉ số CPI, cũng như để xây dựng uy tín cho Việt Nam như một điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn, Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT), Cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam khuyến nghị Chính phủ tập trung xây dựng và củng cố các chính sách nhằm đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan công quyền; giảm tham nhũng trong các lĩnh vực công được coi là thường xảy ra tham nhũng nhất. 

Cùng với đó, cần có sự điều phối tốt hơn cũng như phân định rõ ràng hơn về chức năng và quyền hạn của các cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng nhằm đảm bảo các cơ quan này hoạt động hiệu quả, đồng thời cần tăng cường sự tham gia của người dân trong các hoạt động đấu tranh chống tham nhũng.

Trong bối cảnh Việt Nam đang sửa đổi Bộ Luật Hình sự và có kế hoạch đánh giá 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, TT cho rằng, mọi thay đổi đối với hai văn bản luật này cần đảm bảo tính nhất quán và phù hợp với các yêu cầu trong Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam là một thành viên.
  
Cũng theo TT, bất kì một văn bản luật hay nỗ lực phòng, chống tham nhũng nào cũng sẽ không thể thành công nếu không có sự tham gia và ủng hộ của người dân. Mặc dù Việt Nam đã có những biện pháp khuyến khích sự tham gia của người dân, đặc biệt trong việc tố cáo tham nhũng, nhưng vẫn cần có những cơ chế thiết thực và hiệu quả hơn để khích lệ người dân sẵn sàng tố cáo. Những công dân dũng cảm tố cáo tham nhũng cần nhận được sự khen thưởng và bảo vệ xứng đáng.

Chống tham nhũng bị suy yếu bởi tình trạng lạm dụng quyền hạn  

Theo Chỉ số CPI năm thứ 20 của TI, Trung Quốc (đạt 36/100 điểm), Thổ Nhĩ Kỳ (45/100 điểm) và Ăng-gô-la (19/100 điểm) là những nước rớt điểm nhiều nhất (từ 4 - 5 điểm), mặc dù các quốc gia này đều đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trên 4% trong 4 năm qua. 

Hơn 2/3 trong tổng số 175 quốc gia trong bảng Chỉ số CPI 2014 có kết quả điểm số dưới 50 trên thang điểm từ 0 - 100 (trong đó 0 thể hiện mức độ tham nhũng cao và 100 là rất trong sạch). Đan Mạch là quốc gia có điểm số cao nhất, đạt 92/100 trong khi Bắc Triều Tiên và Xô-ma-li-a cùng đứng cuối bảng, mỗi nước chỉ đạt 8/100 điểm. 

“Chỉ số CPI 2014 cho thấy tăng trưởng kinh tế và các nỗ lực phòng, chống tham nhũng bị suy yếu bởi tình trạng lạm dụng quyền hạn để chiếm đoạt công quỹ của các nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao,” ông José Ugaz, Chủ tịch TI nói. 

Ông Ugaz cho biết thêm, “các quan chức tham nhũng sẽ chuyển tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp sang các thiên đường thuế (các quốc gia có ưu đãi thuế) thông qua các công ty ở nước ngoài có quyền miễn trừ tuyệt đối”.

Tham nhũng và rửa tiền cũng là vấn đề đối với nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi - BRIC. Năm nay, đã có nhiều nghi vấn đặt ra về việc một công ty dầu lửa lớn sử dụng các công ty bí mật để hối lộ các chính trị gia ở Bra-xin (nước này đạt 43 điểm), nghi vấn về việc các công ty Ấn Độ (38 điểm) sử dụng tài khoản ngân hàng ở Mau-ri-ti-us (54 điểm) và các công ty Nga (27 điểm) thực hiện hành động tương tự ở Cộng hòa Síp (63 điểm). 

“Tham nhũng qui mô lớn ở các nền kinh tế lớn không chỉ cản trở quyền con người cơ bản của những người nghèo nhất mà còn làm nảy sinh các vấn đề về quản trị và tình trạng bất ổn. Nếu Chính phủ của các nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh từ chối công khai, minh bạch và tiếp tục khoan nhượng với tham nhũng, thì tại các nước đó sẽ hình thành văn hóa miễn trừ và tham nhũng sẽ tiếp tục phát triển”, ông Ugaz nói. 

Kêu gọi chống “xuất khẩu tham nhũng”

TI kêu gọi, các quốc gia ở nhóm cuối trong bảng chỉ số cần áp dụng những biện pháp cơ bản về phòng, chống tham nhũng để đảm bảo quyền lợi cho người dân của mình. Các quốc gia tốp đầu cần đảm bảo sẽ không xuất khẩu các hành vi tham nhũng sang các nước kém phát triển bằng cách tăng cường nỗ lực ngăn ngừa nạn rửa tiền và hành động che giấu tham nhũng của các công ty bí mật.  

Đan Mạch - quốc gia có điểm số cao nhất - là nơi có Nhà nước pháp quyền, ủng hộ xã hội dân sự và có các quy định rõ ràng về hành vi của cán bộ trong các cơ quan công quyền. Đan Mạch cũng là một tấm gương để các nước khác học tập khi tháng 11 vừa qua đã công bố kế hoạch thiết lập một hệ thống đăng kí công khai, trong đó quy định tất cả các công ty hoạt động tại Đan Mạch phải đăng ký và công khai thông 

Biện pháp này, tương tự như các biện pháp đã được áp dụng ở U-krai-na và Anh, sẽ khiến những kẻ tham nhũng khó có thể ẩn náu phía sau những công ty được đăng kí dưới tên một người khác. 

TI hiện đang thực hiện chiến dịch “Vạch trần Tham nhũng” (Unmask the Corrupt), kêu gọi Liên minh Châu Âu, Mỹ và các nước G20 noi gương Đan Mạch, thiết lập các hệ thống đăng ký công khai để làm rõ chủ sở hữu và người hưởng lợi thực sự của tất cả các công ty.

“Không ai trong chúng ta sẽ bay trên những chuyến bay không đăng ký hành khách, nhưng chúng ta vẫn đang tiếp tục cho phép các công ty bí mật che giấu các hành động phi pháp. Việc đăng kí công khai sẽ cho biết ai là chủ sở hữu thật sự của một công ty, và sẽ làm cho những kẻ tham nhũng khó có thể tẩu thoát cùng những gì mà chúng chiếm được từ việc lạm dụng quyền hạn’ - ông Cobus de Swardt, Giám đốc điều hành của TI nhấn mạnh.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm