Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ sáu, 17/05/2024 - 09:03
(Thanh tra)- Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tăng cường công tác xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn.
Thanh Hóa tăng cường xử lý vi phạm bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn. Ảnh: VT
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), từ năm 2018 đến hết năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện 2.696 vụ vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trong đó năm 2023 phát sinh 137 vụ; các vi phạm chủ yếu là xây dựng nhà ở, công trình, gây cản trở dòng chảy, xả rác thải, nước thải vào công trình thủy lợi; số vụ vi phạm đã được xử lý năm 2023 là 93/137 vụ, trong đó số vụ kiến nghị UBND cấp xã, huyện xử lý là 21/39 vụ.
Hình thức xử lý vi phạm hiện mới chỉ dừng lại ở việc lập biên bản, nhắc nhở, vận động các tổ chức, cá nhân tự giác tháo dỡ, khôi phục hiện trạng, chưa xử phạt vi phạm hành chính. Nguyên nhân chủ yếu của tồn tại nêu trên là do thiếu sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp, sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong kiểm tra, xử lý vi phạm còn hạn chế, nhiều công trình thủy lợi chưa được cắm mốc chỉ giới bảo vệ, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi chưa được quan tâm đúng mức.
Thực hiện Công văn số 2271/BNN-TL ngày 29/3/2024 của Bộ NN&PTNT về việc tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật trong quản lý, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, bảo đảm chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đặc biệt trong mùa mưa lũ 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 3, các công ty khai thác công trình thủy lợi thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau.
Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 3 và các công ty khai thác công trình thủy lợi tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi về hình thức, số lượng và mức độ ảnh hưởng của các hành vi vi phạm. Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Tổ chức kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm quy định của giấy phép theo quy định của pháp luật về thủy lợi. Có ý kiến về hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan. Khẩn trương hoàn thiện quy chế phối hợp, xử lý vi phạm công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Tổng hợp, báo cáo tình hình vi phạm, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, gửi Bộ NN&PTNT và Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 25/12 hàng năm.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 3 và các công ty khai thác công trình thủy lợi rà soát, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của công trình thủy lợi; trường hợp công trình thủy lợi không còn khả năng chịu tải thì không cấp giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường. Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra phát hiện, đấu tranh, xử lý vi phạm gây ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.
Sở Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thoát nước và xử lý nước thải đô thị; khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp trên địa bàn.
UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 3 và các công ty khai thác công trình thủy lợi tiếp tục tổ chức thống kê, phân loại các vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; trong đó, làm rõ tính chất, mức độ, nguyên nhân, hướng xử lý và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý. Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và xử lý các vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn về Sở NN&PTNT trước ngày 10/12 hàng năm.
Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi có công trình trong việc công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình và cắm mốc giới trên thực địa, bàn giao mốc giới cho UBND cấp xã nơi có công trình để quản lý; rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình để kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thời gian qua, các chế độ, chính sách đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng tại Điện Biên được chi trả kịp thời, đúng đối tượng; đời sống người có công, thân nhân người có công với cách mạng không ngừng được quan tâm hỗ trợ.
Trần Trung
17:51 22/11/2024(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền