Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nam Dũng
Thứ năm, 15/12/2022 - 22:14
(Thanh tra) - UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động của các cơ quan, tổ chức phi chính phủ nước ngoài và nâng cao hiệu quả công tác vận động, quản lý, sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Lào Cai thường xuyên quan tâm có các chương trình hỗ trợ cho vùng các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Ảnh: ND
Những năm qua, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài đã góp phần tăng cường hợp tác, đóng góp nhất định cho công tác an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai.
Tuy nhiên việc quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại vẫn còn một số hạn chế như: Hoạt động viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài chưa chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam; việc thu hút nguồn vốn viện trợ vào tỉnh có xu hướng giảm dần, giá trị viện trợ từ các cơ quan, tổ chức phi chính phủ nước ngoài còn thấp, chưa đáp ứng so với nhu cầu, cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh; việc trao đổi, chia sẻ nắm bắt thông tin về nhu cầu, lĩnh vực ưu tiên và khả năng thiết lập quan hệ, đề xuất hợp tác với các cơ quan, tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông qua bộ, ngành Trung ương còn nhiều hạn chế.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục quán triệt, tuyên truyền và nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Trung ương và của tỉnh Lào Cai về công tác quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo quy định tại Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ, Nghị định số 58/2022/NĐ-CP ngày 31/8/2022 của Chính phủ, Quyết định số 14/2022/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 của UBND tỉnh Lào Cai.
Các khoản viện trợ phải được xây dựng, thẩm định, trình phê duyệt theo đúng quy trình đã được quy định (những khoản viện trợ được phê duyệt không đúng thẩm quyền hoặc chưa được phê duyệt sẽ không có hiệu lực thi hành); việc tiếp nhận, thực hiện, sử dụng các khoản viện trợ phải được thực hiện theo đúng quyết định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các cơ quan được giao quản lý về viện trợ cần tiếp tục tăng cường trao đổi, chủ động nắm bắt thông tin trong công tác vận động, tiếp nhận và quản lý hoạt động từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tăng cường rà soát, kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động thực tế của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy chế, biện pháp nhằm chấn chỉnh, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động vận động, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ không hoàn lại.
Tiến hành ngăn ngừa và phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến việc tiếp nhận, sử dụng các khoản viện trợ không hoàn lại, có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời, đặc biệt là đối với các hoạt động gây mất an ninh, an toàn xã hội, ảnh hưởng tới các vấn đề nhạy cảm, tôn giáo, dân tộc và các vấn đề khác trên địa bàn tỉnh.
Các hoạt động hợp tác và vận động viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, định hướng ưu tiên trong từng lĩnh vực cụ thể, địa bàn, nội dung phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế, đảm bảo yêu cầu về an ninh, trật tự, ổn định kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Quản lý chặt chẽ các khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, không để xảy ra thất thoát, lãng phí và xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại. Kiểm tra, giám sát tình hình quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ không hoàn lại, bảo đảm hiệu quả, công khai, minh bạch, cả phần giá trị và hiện vật theo quy định.
Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trực thuộc tiếp nhận và sử dụng viện trợ đúng với các quy định về quản lý viện trợ của Chính phủ và của tỉnh Lào Cai. Các địa phương cần chủ động, phối hợp với các cơ quan liên quan nắm bắt thông tin, tình hình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý.
Việc trao đổi, đề nghị phối hợp tham gia từ các đơn vị trực thuộc bộ, ngành Trung ương tiếp nhận theo thẩm quyền cần phối hợp với các cơ quan được giao quản lý trên địa bàn tỉnh Lào Cai để kịp thời nắm bắt thông tin, nội dung hoạt động, cũng như xác định khoản viện trợ có yếu tố nước ngoài hay không, đảm bảo cơ chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong việc tuân thủ quy định về tiếp nhận, phê duyệt, triển khai thực hiện theo thẩm quyền.
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh và các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tính chính xác thông tin, số liệu báo cáo đối với công tác vận động, tiếp nhận, sử dụng viện trợ và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện trong phạm vi quản lý.
Người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế
HĐND tỉnh Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 25/2022/NQ-HĐND về hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho người cao tuổi và người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, hỗ trợ đóng BHYT cho nhóm người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 80 tuổi, người dân tộc có khó khăn đặc thù (dân tộc Bố Y, dân tộc Lô Lô...) đang thường trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa được hỗ trợ mức đóng BHYT theo quy định.
Mức hỗ trợ cụ thể như sau: Hỗ trợ 50% mức đóng cho người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 80 tuổi; hỗ trợ 100% mức đóng cho người dân tộc có khó khăn đặc thù (dân tộc Bố Y, dân tộc Lô Lô...). Người nào thuộc nhiều nhóm đối tượng được hỗ trợ, thì chỉ được hưởng theo mức hỗ trợ cao nhất.
Thời gian hỗ trợ từ ngày 1/1/2023 đến hết ngày 31/12/2025. Nguồn kinh phí hỗ trợ được trích từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình