Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 09/09/2021 - 13:34
(Thanh tra) - Một trong những trọng tâm của kế hoạch thực hiện Kết luận số 65 về công tác dân tộc trong tình hình mới được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đưa ra chính là ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của vùng đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) có tiềm năng phục vụ phát triển du lịch.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống của vùng đồng bào các dân tộc thiểu số có tiềm năng phục vụ phát triển du lịch. Ảnh minh họa (Internet)
Văn hóa đặc sắc, nhưng chưa phát huy hết tiềm năng
Theo Bộ VHTTDL, nước ta gồm 54 dân tộc, trong đó có 53 DTTS, chiếm 14,6% dân số cả nước và mỗi DTTS đều mang bản sắc riêng đặc sắc, đa dạng từ du lịch, văn hóa, các điều kiện để phát triển kinh tế.
Ngoài những điệu khèn của người Mông, múa xòe của người Thái, văn hóa cồng chiêng của người Ê-đê… được nhiều người biết đến thì nhiều di sản văn hóa của nhiều dân tộc như lễ Pang A của dân tộc La-ha hay hát dân ca Mường hay hát dân ca Mường đang ít được cộng đồng du lịch ít biết đến.
Một trong những lý do khiến di sản văn hóa của nhiều dân tộc chưa thể đưa vào du lịch là quá trình vận động phát triển du lịch không dễ dàng, nhất là thu hút vốn đầu tư vào vùng địa lý không thuận lợi, sự phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế.
Ngoài ra, trở ngại nữa cho phát triển các vùng văn hóa du lịch dân tộc là nhận thức về du lịch của người dân còn hạn chế; sự vào cuộc của chính quyền cơ sở chưa quyết liệt; tính kết nối tour tuyến du lịch còn nhiều bất cập...
Các làng văn hóa được coi là mô hình du lịch thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa của các đồng bào thiểu số, nhưng cũng còn nhiều bất cập. Đa số các làng văn hóa du lịch đều được hình thành trên cơ sở có một dân tộc đặc trưng lưu giữ được truyền thống văn hóa, có sẵn một lễ hội văn hóa đặc sắc. Tuy nhiên, hiện các làng văn hóa du lịch vẫn chưa phát huy hết tiềm năng.
Thực tế cho thấy, văn hóa DTTS là tài nguyên rất quý giá cho việc phát triển du lịch. Tại nhiều địa phương đã phát triển thành công mô hình du lịch cộng đồng đậm đà bản sắc dân tộc, người dân và địa phương được hưởng lợi, doanh nghiệp thu cũng thu được lợi nhuận và văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên được bảo tồn. Một số điểm du lịch thành công vùng đồng bào DTTS như ở bản Lác (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình); ở bản Dền (xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai); bản Áng (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La); bản Mển, Phiêng Lơi (tỉnh Điện Biên)...
Hay như Quảng Ninh có phong trào đá bóng của phụ nữ Sán Chỉ tại huyện Bình Liêu và chính thức được đưa vào các lễ hội, các chương trình tuần văn hóa thể thao. Chị em dân tộc Sán Chỉ mỗi khi ra sân bóng thi đấu lại mặc váy, chân đeo tất, đầu quấn khăn mấn truyền thống như một cách thể hiện niềm tự hào về bản sắc dân tộc mình và tạo ấn tượng, thu hút du khách bằng chính sự mộc mạc, gần gũi ấy….
Ưu tiên đầu tư quảng bá giá trị văn hóa, du lịch
Xác định được những tiềm năng to lớn đó, từ năm 2014, Bộ VHTTDL đã ban hành thông tư quy định vùng DTTS sẽ được ưu tiên hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến văn hóa, du lịch; nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng DTTS; phát triển mô hình du lịch miền núi có sự tham gia của cộng đồng các DTTS .
Đồng thời, ưu tiên hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các bản, làng của đồng bào DTTS theo mô hình lưu trú tại nhà dân (homestay); xây dựng cơ chế thu hút đầu tư vào điểm du lịch và các bản, làng theo mô hình du lịch cộng đồng, ưu tiên dự án hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ; ưu tiên tổ chức các sự kiện du lịch tại vùng DTTS ...
Đặc biệt, mới đây, nhằm tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 65 ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội khóa XIV phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; đồng thời, triển khai kịp thời, đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc, Bộ VHTTDL đã ký Quyết định số 2299 về kế hoạch thực hiện Kết luận số 65.
Để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi cần xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới. Bên cạnh ưu tiên đầu tư, huy động tổng hợp các nguồn lực hỗ trợ công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của các DTTS thì việc ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của vùng đồng bào các DTTS có tiềm năng phục vụ phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL cũng cho rằng, để phát huy những giá trị của DTTS, các cơ quan chức năng, địa phương cần tập trung thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng thành các chương trình, đề án cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, trong đó tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác VHTTDL và gia đình vùng đồng bào DTTS và miền núi; hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào DTTS.
Đồng thời, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tại vùng đồng bào DTTS và miền núi; nâng cao năng lực cho người tổ chức hoạt động tại thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã và thôn, bản. Tăng cường các hoạt động thông tin về cơ sở; xây dựng và phát triển đội văn nghệ, câu lạc bộ sinh hoạt văn nghệ dân gian, tạo điều kiện để nhân dân tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng; tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng DTTS .
Phát triển du lịch gắn với giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá
Cần xây dựng, phát triển phong trào thể dục thể thao vùng đồng bào DTTS, đặc biệt là các môn thể thao truyền thống, trò chơi dân gian, từ đó phát huy thành sản phẩm phục vụ phát triển du lịch tại các địa phương; tổ chức hội thi, ngày hội thể thao ở các vùng miền, tạo sân chơi cho đồng bào các DTTS và miền núi.
Đồng thời, bố trí nguồn lực để tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; xây dựng và triển khai các chương trình, dự án, kế hoạch bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa vùng đồng bào các DTTS; tổ chức kiểm kê, lập danh mục kiểm kê và xây dựng hồ sơ di sản văn hóa truyền thống các DTTS.
Kế hoạch thực hiện Kết luận số 65 của Bộ VHTTDL nhấn mạnh: Việc tập trung phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, gắn kết du lịch với giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái nhằm nâng cao đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS; triển khai các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ lao động là người đồng bào DTTS và miền núi trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ tại các địa phương.
Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Ngoài ra, xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, mô hình thí điểm đầu tư, hỗ trợ công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS nhằm khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch tại các địa phương.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên