Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng cường dự báo về nguồn nước

Thứ năm, 12/05/2016 - 14:10

(Thanh tra) - Từ đầu năm đến nay, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra khắc nghiệt tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Việc thiếu nước sinh hoạt và đặc biệt là nước tưới cây trồng đã gây ra thiệt hại lớn về kinh tế.

Người dân phải chắt nước từ nguồn nước còn rất ít ỏi. Ảnh minh họa: Thái Hải

Đặc biệt, tại ĐBSCL đang bị thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử do hạn, mặn kỷ lục. Theo thống kê, nếu tình hình khô hạn kéo dài đến tháng 6/2016 thì toàn vùng ĐBSCL sẽ có 500.000 ha không xuống giống đúng thời vụ do thiếu nước. Hiện có khoảng 155.000 hộ gia đình (khoảng 575.000 người) bị thiếu nước sinh hoạt. 

Trong khi nguồn nước ngầm đang ngày càng cạn kiệt và bị khai thác quá mức ở nhiều nơi, thì nguồn nước ngọt thay thế bù vào nhu cầu nước ngày càng tăng trong tương lai sẽ là nguồn nước mưa và nước tái sinh. Tuy nhiên, cả 2 nguồn nước này đang chưa được quan tâm đúng mức.

Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 2/3/2015. Theo chương trình này, nguồn kinh phí phê duyệt cho dự án là hơn 700 tỷ đồng cho 44 tỉnh, trong đó kinh phí cho các tỉnh ĐBSCL chiếm khoảng hơn 100 tỷ đồng. Nhưng đến nay mới cấp được 1 tỷ đồng, theo lộ trình đến năm 2017 sẽ cân đối ngân sách cấp tiếp. Với tình hình khô hạn, xâm mặn cấp bách như hiện nay, sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý có thể giải quyết được bài toán cơn khát về nước sinh hoạt tại ĐBSCL. Tuy nhiên, để thực hiện vấn đề này cần có lộ trình và kinh phí thực.

Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, các địa phương trong khu vực hạn hán cần tăng cường dự báo về nguồn nước. Trên cơ sở đó, các tỉnh có kế hoạch sử dụng nước hợp lý, trong đó cần ưu tiên nước cho sinh hoạt, chăn nuôi, các vùng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao; rà soát, cân đối nguồn nước để có cơ cấu cây trồng hợp lý.

Đối với những vùng thường xuyên thiếu nước tưới cần phải chuyển đổi từ lúa sang những loại cây trồng cạn sử dụng ít nước hơn, hoặc phải dừng sản xuất để tránh thiệt hại cho nông dân.

Cùng với đó, vùng hạn cần tăng cường các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn như tưới phun sương, tưới nhỏ giọt. Cần phối hợp tốt với ngành điện để điều tiết nước các hồ thủy điện cung cấp cho hạ du vào thời gian khô hạn.

Ông Tỉnh cho biết: “Chúng tôi tiếp tục rà soát, mở rộng đối tượng có thể được hỗ trợ như: đắp đập tạm, đào ao, đào giếng, vận chuyển nước sinh hoạt cho nhân dân... Có thể nói đây là những giải pháp hiệu quả nhằm giúp nhân dân khắc phục vấn đề hạn hán trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới”.

Còn ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt thì cho rằng, chúng ta phải thực hiện tốt giải pháp quản lý nguồn nước và thực hiện tưới tiết kiệm. Tưới tiết kiệm cũng cần được tuyên truyền đến mọi người dân và có một cơ chế, sự phối hợp thật chặt chẽ giữa việc cung ứng các nguồn nước của thủy lợi với việc tưới ở từng vùng kênh, vùng tưới”. 

Bên cạnh đó, giảm thiểu tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm, theo PGS.TS Đoàn Văn Cánh, Hội Địa chất thủy văn Việt Nam, cần đặc biệt lưu ý đến việc sử dụng luân phiên nguồn nước. Cơ sở để đảm bảo cho việc sử dụng luân phiên nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất là dựa vào các hồ chứa nước mặt, nơi tập trung nước từ các sông suối, để sau đó, nước sẽ được chuyển với trữ lượng tối đa vào các kho chứa dưới đất. Đồng thời, cần có các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là nông dân trong việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngầm; không khoan giếng ồ ạt mà cần phải có sự tư vấn của chuyên gia về vị trí khoan cũng như độ sâu của giếng để đảm bảo không ảnh hưởng đến dòng chảy của nước ngầm...

Là cơ quan chức năng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ đạo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia theo dõi sát diễn biến thời tiết; tăng cường dự báo, nhận định về tình hình khí tượng thủy văn. Cục Quản lý tài nguyên nước cũng tổ chức nhiều đoàn công tác liên ngành kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các chủ hồ và các địa phương thực hiện theo đúng quy trình liên hồ đã được Thủ tướng ban hành, đồng thời tổ chức kiểm tra đột xuất để chấn chỉnh, xử lý những trường hợp không tuân thủ nghiêm túc quy trình. 

Thái Hải

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm