Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 08/10/2013 - 08:00
(Thanh tra) - Chiều 7/10, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát động triển khai Dự án Thúc đẩy quyền của người khuyết tật với tổng vốn đầu tư 350 nghìn USD.
Dự án sẽ giúp người khuyết tật tiếp cận với giáo dục, việc làm và các dịch vụ xã hội tốt hơn. Ảnh:Thảo Nguyên
Dự án này là sáng kiến chung của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), UNDP và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) nhằm tăng cường năng lực, vai trò của các tổ chức người khuyết tật trong hoạt động xây dựng, thực hiện và giám sát chính sách pháp luật dành cho người khuyết tật.
Theo Dự án này, người khuyết tật ở tất cả các lứa tuổi tại Việt Nam sẽ được tiếp cận với giáo dục, việc làm và các dịch vụ xã hội tốt hơn kể từ năm 2015.
Người khuyết tật chiếm 15,3% dân số Việt Nam. Đây là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Họ phải đối mặt hàng ngày với sự kỳ thị, phân biệt đối xử và gặp nhiều hạn chế trong tiếp cận y tế, giáo dục và các dịch vụ công cơ bản khác.
Với nền tảng giáo dục và đào tạo nhìn chung là thấp, người khuyết tật thường khó có được việc làm ổn định và thu nhập thường xuyên. Đại đa số họ (chiếm đến 80%) phải dựa vào gia đình, họ hàng hoặc trợ cấp xã hội để duy trì cuộc sống của mình.
Bên cạnh đó, các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản cho trẻ khuyết tật vẫn còn thiếu hoặc chưa đầy đủ, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Khoảng cách đi lại xa, chi phí cao và thiếu thông tin là những nguyên nhân chính dẫn đến việc chỉ có 10% trẻ khuyết tật được chữa trị hoặc nhận được các can thiệp y tế; 30% những người chăm sóc trẻ khuyết tật chưa bao giờ tìm kiếm bất kỳ sự chữa trị nào cho trẻ.
Tại lễ khởi động Dự án, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam đánh giá cao các tổ chức người khuyết tật vì những đóng góp kịp thời và quan trọng trong vận động thúc đẩy để quyền của người khuyết tật được thừa nhận đầy đủ ở Việt Nam; đồng thời kêu gọi Chính phủ Việt Nam và các đối tác đáp ứng tốt hơn các quyền và nhu cầu của người khuyết tật.
“Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ký công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật và đang tích cực xem xét phê chuẩn công ước này. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn còn thiếu những cơ chế phù hợp để đáp ứng đầy đủ nhu cầu bảo vệ người khuyết tật và tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền của mình”, bà Pratibha Mehta nói.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh, Dự án Thúc đẩy quyền của người khuyết tật rất quan trọng, với sự hỗ trợ thêm kỹ thuật và nguồn lực sẽ giúp cho các cơ quan, tổ chức xã hội của người khuyết tật và vì người khuyết tật nâng cao năng lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình liên quan đến việc tham mưu xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện các chương trình đề án trợ giúp người khuyết tật có hiệu quả như mục tiêu, mục đích đưa Luật Người khuyết tật vào cuộc sống.
Ba cơ quan gồm ILO, UNDP và UNICEF sẽ phối hợp với Hội Người khuyết tật Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên hiệp Hội Người khuyết tật Việt Nam, Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng, Trung tâm Khuyết tật và Phát triển... để triển khai dự án.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank