Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sản xuất ứng dụng công nghệ cao cho hiệu quả tăng từ 1,2 - 5 lần

Thứ năm, 10/12/2020 - 18:31

(Thanh tra)- Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân, tỉnh Trà Vinh hiện có hơn 17.470 ha đất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản được ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 1,2 - 5 lần so với phương thức sản xuất truyền thống.

Ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, trong tổng diện tích hơn 17.400 ha đất sản xuất nông nghiệp được ứng dụng công nghệ cao có gần 7.000 đất trồng lúa, trồng màu, cây ăn trái và hơn 10.400 ha đất nuôi trồng thủy sản.

Ở lĩnh vực trồng trọt, hầu hết các mô hình được nông dân ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, như: sử dụng phân bón thông minh (Nano); hệ thống quan trắc - điện toán đám mây; hệ thống tưới tự động, bẫy côn trùng thông minh và dự báo sâu bệnh; sử dụng cây giống sạch bệnh, nuôi cấy mô, cây phôi; sử dụng công nghệ nhà lưới, thủy canh; sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,… Ở lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nông dân đều đầu tư hạ tầng kỹ thuật đảm bảo để nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, các mô hình sản xuất nông nghiệp được ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao đều cho năng suất, chất lượng sản phẩm vượt trội.

Cụ thể, về trồng lúa ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao cho năng suất bình quân đạt 6,5 tấn/ha, cao hơn 1 tấn so với phương thức trồng lúa truyền thống. Về trồng rau màu được sử dụng công nghệ nhà lưới, kết hợp tưới phun cho sản phẩm đạt chuẩn VietGAP làm tăng giá trị cung ứng từ 10 - 15%; đối với cây ăn trái như dừa sáp được ứng dụng cây phôi tạo giống mới cho tỉ lệ trái sáp đạt 70%, cao hơn 30 - 40% so với cây giống được nhân từ cây giống đầu dòng.

Đối với nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao trong ao nổi lót bạt cho sản lượng bình quân từ 40 - 50 tấn /ha/vụ, cao gấp từ 7 - 10 lần so với nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh bình thường.

Ưu điểm vượt trội của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao trong ao nổi lót bạt nhờ có hệ thống ao trữ lắng lọc, ao xử lý nước thải tuần hoàn khép kín không xả thải để bảo vệ môi trường. Việc cho tôm ăn hoàn toàn bằng máy tự động để tôm ăn liên tục, hạn chế thức ăn nằm lâu tan trong nước, gây ô nhiễm đáy ao. Với phương cách nuôi này, không chỉ đạt cao về sản lượng mà còn hạn chế thấp nhất rủi ro về dịch bệnh trên tôm.

Theo ông Phạm Minh Truyền, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao trong ao nổi lót bạt được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích nông dân mở rộng diện tích để thay thế cho mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh trong ao đất không an toàn về yếu tố môi trường, dịch bệnh thủy sản. Ngành nông nghiệp tỉnh đang xúc tiến công tác quy hoạch và đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân mạnh dạn đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao trong ao nổi lót bạt.

Phúc Sơn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm