Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Kiên
Thứ bảy, 15/04/2023 - 08:12
(Thanh tra) - Nhiều người lao động từng cho biết, họ buộc phải lựa chọn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần vì bản thân hầu như không có tích lũy tài sản.
Việc nhận BHXH một lần có thể được coi là “lợi trước mắt, hại lâu dài” bởi quyền lợi người lao động bị hạn chế nhiều so với việc hưởng lương hưu. Ảnh minh họa
Hưởng BHXH một lần có xu hướng trẻ hóa
Phần lớn lao động rút BHXH một lần là những người làm việc trong doanh nghiệp bị mất việc, giảm việc (chiếm đến hơn 90%).
Việc lao động bị mất việc làm và phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt như chi phí sinh hoạt gia đình, tiền học cho con, trang trải nợ nần…, chính sách BHXH một lần dễ tiếp cận nên người lao động sẽ tìm đến như một công cụ tài chính trước mắt.
Đáng lưu ý, người hưởng BHXH một lần chủ yếu là lao động trẻ, từ trên 20 tuổi đến 40 tuổi.
Trong một khảo sát về nhóm tuổi hưởng BHXH một lần có thể thấy, người lao động thuộc nhóm tuổi từ trên 30 đến đủ 40 tuổi chiếm chiếm tỷ lệ đông nhất với khoảng 40,4%; nhóm tuổi từ trên 20 đến đủ 30 tuổi đứng thứ 2 chiếm tỷ lệ khoảng 37,1%; nhóm tuổi từ trên 40 đến đủ 50 tuổi đứng thứ 3 chiếm tỷ lệ khoảng 5,8%; nhóm tuổi từ trên 50 đến đủ 60 tuổi đứng thứ 5 chiếm tỷ lệ 5,8%; nhóm tuổi từ trên 60 tuổi chiếm khoảng 1,1% và nhóm còn lại là đủ 20 tuổi trở xuống chiếm 0,3%.
Điều này cho thấy, lao động trẻ hầu hết quan tâm nhiều đến nhu cầu trước mắt hơn là nhu cầu hưởng lương hưu khi về già. Thực trạng này rất đáng lo ngại, không chỉ gây thiệt thòi lớn về quyền lợi của người lao động mà còn tạo hệ lụy cho an sinh xã hội quốc gia khi dân số nước ta đang bắt đầu già hóa.
Nhận BHXH một lần thiệt thòi hơn rất nhiều
Việc nhận BHXH một lần có thể được coi là “lợi trước mắt, hại lâu dài” bởi quyền lợi người lao động bị hạn chế nhiều so với việc hưởng lương hưu.
Chế độ hưu trí là chế độ đảm bảo để khi người lao động về già, không còn khả năng lao động thì được quỹ BHXH chi trả lương hưu nhằm ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ.
Hưởng BHXH một lần ảnh hưởng đến quyền được hưởng BHXH một lần cũng có thể ngăn cản quyền được hưởng chế độ tuất của những thân nhân của người lao động vì các khoản trợ cấp tử tuất cũng yêu cầu một số năm đóng góp tối thiểu của người lao động khi qua đời.
Như vậy, việc người lao động hưởng BHXH một lần là thiệt thòi hơn rất nhiều so với việc bảo lưu thời gian đóng để được hưởng lương hưu khi về già.
Việc người lao động hưởng BHXH một lần sẽ rất thiệt thòi. Theo quy định hiện nay, tổng mức đóng vào quỹ BHXH sẽ là 22% tiền lương tháng, tương đương trên 2,6 tháng lương/năm. Nếu rút BHXH thì người lao động sẽ chỉ được trả lại bằng 2 tháng lương cho bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Như vậy, nếu lĩnh BHXH một lần, người lao động sẽ mất đi khoảng 1,14 tháng lương đối với mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 và khoảng 0,64 tháng lương đối với mỗi năm đóng BHXH sau năm 2014.
Khi về già, người lao động sẽ không có tiền hưu trí, phải sống phụ thuộc vào con cháu. Khi ốm đau, bệnh tật, không được hưởng BHYT miễn phí, khi tử vong, gia đình không được trợ cấp mai táng...
Tạo niềm tin, giúp người lao động an tâm đóng BHXH
Số người hưởng BHXH một lần gia tăng đồng nghĩa với đó là mức độ bao phủ của hệ thống BHXH bị thu hẹp ở cả khía cạnh số người tham gia BHXH và số người hưởng lương hưu, từ đó, mục tiêu của chính sách BHXH sẽ không đạt được.
Đó là bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.
Hơn nữa, dân số Việt Nam đang già hóa rất nhanh. Với tỷ lệ bao phủ BHXH hiện nay không cao và xu hướng hưởng BHXH một lần gia tăng sẽ tác động rất lớn đến tỷ lệ dân số già được hưởng hưu trí hàng tháng trong tương lai.
Việc người lao động hưởng BHXH một lần sau một năm nghỉ việc sẽ ảnh hưởng đến việc tích lũy quá trình đóng góp cần thiết để đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, làm giảm cơ hội được hưởng lương hưu khi về già.
Không được hưởng lương hưu đồng nghĩa với việc không được hưởng BHYT do quỹ BHXH đóng cho người lao động, điều này sẽ gây thêm khó khăn về kinh tế cho bản thân và gia đình.
Nhằm hạn chế tình trạng người lao động hưởng BHXH một lần, cùng với nhiều chính sách hỗ trợ người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đang tập trung nghiên cứu các chính sách theo hướng giảm dần năm đóng BHXH tối thiểu còn 15 năm, tiến tới còn 10 năm.
Các chính sách nhằm tăng độ bao phủ chính sách an sinh, phù hợp chung với xu hướng của thế giới như quy định thời gian bảo lưu đóng, tăng quyền lợi lâu dài; quản lý chặt chẽ doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH gây thiệt thòi cho người lao động...
Song song với việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động thì việc sửa đổi, điều chỉnh Luật BHXH phù hợp với yêu cầu thực tiễn là phương án thực tế để tạo niềm tin và giúp người lao động an tâm đóng BHXH.
Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2016 - 2021, cả nước có 4.058.317 người lao động đề nghị và được giải quyết BHXH một lần, bình quân mỗi năm có gần 700 nghìn người hưởng BHXH một lần, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11,6%.
Còn trong năm 2022, con số này vào khoảng 895.500 người rút, tăng 3,7% so với cùng kỳ 2021.
Cũng trong giai đoạn 2016 – 2021, số lượng người lao động hưởng BHXH một lần tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, phần lớn là ở khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 90,74% tổng số người hưởng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.
Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Hoàng Nam
16:03 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân