Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nghiêm Lan
Thứ sáu, 18/06/2021 - 14:51
(Thanh tra) - 5 bệnh nhân mắc Covid-19 ở quận Bình Tân, TPHCM, được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc. Họ đang được lực lượng chức năng điều tra dịch tễ vì chưa rõ nguồn lây.
Xét nghiệm sàng lọc phát hiện bệnh nhân mắc Covid -19. Ảnh: NL
Phát hiện qua khám sàng lọc
Ngày 18/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, trong khoảng thời gian từ 18h ngày 17/6 đến 6h ngày 18/6, thành phố ghi nhận 60 người mắc Covid-19, được Bộ Y tế công bố là BN12172 - BN12231.
Trong số này, có 5 người được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc tại quận Bình Tân. Lực lượng chức năng đang điều tra dịch tễ 5 người này.
Ngoài ra, 24/55 bệnh nhân đã được cách ly từng có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2.
55 trường hợp này bao gồm 51 người từng tiếp xúc gần bệnh nhân Covid-19 đã được công bố, 4 trường hợp liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng. Các chuỗi lây nhiễm đang được thành phố giám sát và kiểm soát chặt.
Theo HCDC, sau khi kiểm soát được chuỗi lây nhiễm liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng, TPHCM đã phát hiện nhiều ổ dịch mới có số F0 cao nhưng chưa rõ nguồn lây.
Lây nhiễm thông qua các tiếp xúc sinh hoạt thường ngày
Theo bác sĩ Đinh Thị Hải Yến, HCDC, đặc điểm của các chuỗi lây nhiễm trong đợt dịch thứ 4 này là lây nhiễm thông qua các tiếp xúc sinh hoạt thường ngày tại nơi cư trú, tại nơi làm việc. Sự lây nhiễm từ nơi cư trú rồi mang vào nơi làm việc rồi lại từ nơi làm việc mang về nơi cư trú tạo thành những chu kỳ lây nhiễm qua lại.
“Chúng ta có thể hình dung nó như quả bóng bàn nảy qua chỗ này rồi lại tưng qua chỗ khác. Do đó, khi phát hiện các trường hợp chỉ điểm qua khám sàng lọc thì khi điều tra truy vết, phát hiện ra các chuỗi lây đã lây nhiễm qua lại vài chu kỳ”, bác sĩ Hải Yến thông tin.
Có những chuỗi lây nhiễm nằm chung trong con hẻm, dãy nhà trọ, dãy nhà hàng xóm trong một ấp. Đây là nơi mà bệnh nhân có những tiếp xúc với nhau theo sự gần gũi của xóm giềng, tắt lửa tối đèn có nhau. Những sinh hoạt làng xóm trước đây là một nét đẹp trong văn hóa người Việt thì trong thời buổi dịch bệnh như hiện nay lại trở thành mối nguy khiến dịch bệnh lây lan.
Có những chuỗi lây nhiễm tại nơi làm việc khi có sự giao tiếp giữa các đồng nghiệp khi trao đổi công việc, sinh hoạt nội bộ, ăn cơm cùng để nói chuyện giờ nghỉ trưa. Những tiếp xúc này vốn là bình thường và cần thiết để duy trì mối liên hệ công việc nhưng giờ đây lại trở thành nguy cơ khiến dịch bệnh lây lan.
Sự tiếp xúc giữa con người và con người là điều cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt nhưng trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần thay đổi những thói quen trước đây. Cần hình thành những thói quen mới để cùng nhau ứng phó với dịch bệnh. Nếu virus lây nhiễm tới bạn và nếu bạn không tiếp xúc với người khác thì con đường lây nhiễm của virus sẽ dừng lại.
Ai cũng có thể là F0
Hiện nay mỗi ngày, TPHCM đều phát hiện những trường hợp mắc mới thông qua sàng lọc không rõ nguồn lây. Điều này cho thấy mầm bệnh vẫn đang âm thầm lây lan trong cộng đồng. Những người chúng ta tiếp xúc hàng ngày, có thể một ngày nào đó trở thành F0 hoặc chính chúng ta trở thành F0, gây lây nhiễm cho những người xung quanh. Do đó trong thời gian này khi tiếp xúc trực tiếp với một ai đó hãy xem họ như là một F0 để thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh.
Trước khi chúng ta có vaccine để giải quyết căn cơ Covid-19, thì việc hạn chế tiếp xúc là vũ khí rất quan trọng. Đó là lý do vì sao thành phố phải áp dụng biện pháp giãn cách nhằm hạn chế các tiếp xúc xã hội không cần thiết. Thông điệp 5K của Bộ Y tế vẫn luôn đúng cho đến bây giờ.
“Nếu chúng ta không tuân thủ đúng các quy định giãn cách xã hội, không hạn chế tiếp xúc để kiểm soát được dịch bệnh thì từ Chỉ thị 15 sang Chỉ thị 16 là chuyện sớm muộn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của thành phố và của cả nước. Đây là điều không ai trong chúng ta mong muốn vì chúng ta vẫn đang cố gắng kiểm soát dịch bệnh để duy trì sự ổn định của nền kinh tế”, bác sĩ Hải Yến lưu ý.
Bên cạnh việc người dân hạn chế các tiếp xúc trực tiếp, thành phố đang tiếp tục triển khai việc điều tra, truy vết nhanh, sâu và rộng, triệt để đối với các chùm ca bệnh mới xuất hiện, không để cho virus tiếp tục lây lan từ những chuỗi lây đã được phát hiện. Đối với khu vực sản xuất tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, triển khai giám sát tầm soát các doanh nghiệp, xí nghiệp để đánh giá nguy cơ.
Các đơn vị thực hiện giám sát, khai báo y tế đầy đủ, trung thực, chủ động xây dựng và triển khai phương án vừa “cách ly” vừa sản xuất. Tiếp tục triển khai lấy mẫu giám sát ở các khu vực có nguy cơ cao như: bến cảng, nhà ga; khu nhà trọ; các khu chợ đầu mối, truyền thống, tự phát... Đảm bảo tổ chức các khu cách ly tập trung đúng các quy định, không để xảy ra lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định theo Chỉ thị 15 trên toàn TP, xử lý các trường hợp vi phạm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.
Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Hoàng Nam
16:03 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân