Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phát động tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho công nhân, viên chức, lao động

Phương Anh

Thứ ba, 05/07/2022 - 14:50

(Thanh tra)- Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Mọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hãy thực hành ngay việc tiêm chủng vắc xin nhắc lại đúng lịch và kịp thời. Vắc xin tốt nhất là vắc xin được nhắc lại bổ sung kịp thời nhất.

Ngay tại buổi lễ, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn tổ chức tiêm vắc xin phòng, chống COVID-19 cho cán bộ, công nhân viên chức. Ảnh: TM

Sáng 5/7, Bộ Y tế phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động tiêm vắc xin phòng, chống COVID-19 mũi 3 và mũi 4 cho công nhân, viên chức, lao động.

Đây là hoạt động nhằm góp phần nâng cao nhận thức, tiếp tục khơi dậy tinh thần tích cực, tự giác trong việc thực hiện tiêm chủng vắc xin, tăng cường thêm khả năng miễn dịch cho đội ngũ công nhân viên chức lao động trước nguy cơ bùng phát trở lại của dịch bệnh COVID-19.

Phát biểu tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, trên thế giới, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia. Hiện Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận các biến chủng mới và nguy cơ bùng phát dịch trở lại là hiện hữu. Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất, có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay đã bắt đầu xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là ở một bộ phận người dân, đơn vị; nhiều địa phương không đạt tiến độ tiêm mũi 3, mũi 4 như yêu cầu và xuất hiện tình trạng do dự, né tránh việc tiêm vắc xin do đó tỷ lệ tiêm mũi 3, mũi 4 ở người từ 18 tuổi trở lên mới đạt khoảng 67% và 31%.

Thống kê của Bộ Y tế, trong 2 tháng qua, cả nước ghi nhận 130.462 ca mắc COVID-19, 63 ca tử vong (tỷ lệ chết/mắc là 0,05%). Số mắc mới mỗi ngày hiện còn dưới 700 ca (thấp nhất trong 12 tháng qua). Riêng 30 ngày qua, tỷ lệ chết/mắc là 0,02% (6/29.501), trong đó số mắc giảm 4,5 lần (29.501/130.462) và số tử vong giảm 10 lần (6/63) so với tháng trước đó (cả nước có 24 ngày không ghi nhận ca tử vong trong 30 ngày qua.

"Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Mọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hãy thực hành ngay việc tiêm chủng vắc xin nhắc lại đúng lịch và kịp thời. Vắc xin tốt nhất là vắc xin được nhắc lại bổ sung kịp thời nhất" - Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi.

Tại lễ phát động, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải cũng nhấn mạnh, tiêm vắc xin hiện vẫn là biện pháp hiệu quả nhất, có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.

Thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cấp Công đoàn tích cực tuyên truyền, vận động công nhân, viên chức, lao động tiếp tục tham gia tiêm chủng vắc xin; phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp, ngành Y tế, ban quản lý các khu công nghiệp tại địa phương, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động triển khai tiêm chủng vắc xin phòng, chống COVID-19 cho công nhân, viên chức, lao động theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo Bộ Y tế, kháng thể bảo vệ của vắc xin COVID-19 sẽ suy giảm theo thời gian, cụ thể từ 4-6 tháng. Do đó, việc tiêm các mũi nhắc lại là cần thiết để phòng mắc bệnh, tái mắc bệnh, giảm nguy cơ bệnh nặng, tử vong, nhất là trong bối cảnh xuất hiện các biến chủng mới khó lường.

Hiện nay, tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 vẫn chưa bảo đảm theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đối với tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, tiêm mũi 4 cho đối tượng cho nguy cơ cao và tiêm cho trẻ em gặp nhiều khó khăn mặc dù Bộ Y tế đã phân bổ đủ vắc xin cho các bộ và các tỉnh, thành phố; ban hành đầy đủ các hướng dẫn tiêm vắc xin, truyền thông, tổ chức đôn đốc, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng...

Theo đánh giá, việc triển khai tiêm chậm và khó khăn có nhiều nguyên nhân, trong đó có tâm lý chủ quan của người dân sau khi mắc bệnh khỏi không muốn tiếp tục tiêm vắc xin; Tâm lý sợ trách nhiệm khi tiếp nhận vắc xin đã có quyết định phân bổ; công tác vận động, huy động người dân tham gia tiêm chủng tại địa phương chưa thực sự hiệu quả;

Bên cạnh đó, tác động của sự di biến động dân cư, gây khó khăn cho việc thống kê, xây dựng kế hoạch tiêm mũi nhắc lại. Đồng thời, hầu hết trẻ em đang trong giai đoạn nghỉ hè dẫn đến khó huy động việc tiêm chủng so với giai đoạn trước đây.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm