Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 14/05/2016 - 19:52
(Thanh tra) - Được quảng cáo là có độ ngọt gấp 600 lần vị ngọt của đường tự nhiên, chất tạo ngọt nhân tạo Sucralose đang được rất nhiều người lựa chọn để pha chế thực phẩm thay cho đường và mì chính. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm khuyến cáo loại chất này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu và nhiều thứ bệnh tật khác nếu người tiêu dùng lạm dụng.
Lực lượng chức năng liên tục bắt giữ nhiều vụ vận chuyển, buôn bán chất tạo ngọt không nguồn gốc, giấy tờ. Ảnh minh họa: Internet
Siêu chất tạo ngọt không xuất xứ bán tràn lan, giá rẻ
Thời tiết đang vào hè, cũng là dịp các loại phụ gia thực phẩm như chất tạo ngọt nhân tạo Sucralose được tiêu thụ mạnh tại các nhà hàng, quán giải khát. Người dùng có thể dễ dàng tìm mua với số lượng không hạn chế.
Sau khi tìm hiểu trên một số diễn đàn mạng, chúng tôi gọi điện đến một cửa hàng ở Hà Nội thì người bán hàng không ngớt lời giới thiệu về siêu chất tạo ngọt này: Nó có độ ngọt cao gấp 600 lần đường mía, lại không chứa calo, rất thích hợp cho người ăn kiêng. Hiện nay, đường nhân tạo Sucralose được phép sử dụng rộng rãi trên 80 quốc gia và có trong nhiều loại thực phẩm, dược phẩm phổ biến như: Nước ngọt, cà phê, kẹo, bánh, trà, trái cây, mứt, thạch, các sản phẩm từ sữa, nước xốt, dầu trộn salad…
Người bán hàng cũng cho biết nếu mua từ 2kg trở lên thì sẽ được miễn phí tiền vận chuyển. Đơn giá cho một cân loại này là 1,8 triệu đồng.
Tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội như chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm) các mặt hàng thuộc dòng chất siêu tạo ngày này cũng bán khá phổ biến nhưng không bày công khai mà chỉ dành bán cho khách quen.
Ghé vào một cửa hàng bán phụ gia trong chợ, sau khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua loại đường nhân tạo giống như viên B1 để sử dụng cho nước phở. Ngay tức thì, người bán hàng đưa cho chúng tôi một túi màu trắng kèm lời giới thiệu "chỉ cần 1 viên cho vào 1 lít nước là có độ ngọt như mong muốn". Loại này có giá 190.000 đồng/kg, được sử dụng trong chế biến thực phẩm như nước dùng, nước xốt… Đặc biệt, nó có khả năng làm ngọt ngon như nước thịt, nước hầm xương tự nhiên mà không cần cho mì chính.
Ngoài những siêu chất tạo ngọt nhân tạo như Sucralose, hiện trên thị trường xuất hiện khá nhiều loại đường hóa học với đủ các loại mức giá khác nhau từ vài chục nghìn đồng đến vài triệu đồng một cân. Nhưng điểm chung của những phụ gia tạo ngọt này là đều có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, hoặc nhập theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc về sau đó chia lẻ ra để bán cho người tiêu dùng, phổ biến là rao bán trên mạng và được vận chuyển theo đường bưu điện đến tay người mua?
Lạm dụng chất tạo ngọt dễ mắc nhiều chứng bệnh
Sucralose là chất tạo ngọt không có giá trị dinh dưỡng và được biết đến nhiều do được sản xuất từ đường. Thành phần chính của Sucralose là Splenda, chất này có độ ngọt gấp 600 lần đường mía. Mặc dù được sản xuất từ đường nhưng Sucralose không phải là đường. Nó có thể bắt đầu từ đường nhưng sản phẩm cuối cùng là một hợp chất hoàn toàn khác đường. Sucralose được phát hiện khi người ta đang nghiên cứu tạo ra một loại thuốc trừ sâu mới.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, Sucralose không chứa calo, nhưng bởi vì nó ngọt hơn đường 600 lần, do đó chỉ cần một lượng rất nhỏ đã đạt được vị ngọt mong muốn.
Loại đường ít năng lượng này không tạo ra cấu trúc keo dính và màu caramen đẹp như đường kính thông thường. Tuy nhiên, cũng như các chất tạo ngọt tổng hợp khác, không nên thay thế hoàn toàn lượng đường trong công thức nấu ăn dựa trên các đặc tính này, liều lượng được khuyến cáo của nó là 9mg/kg cân nặng/ngày.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã đưa ra khuyến cáo, nên hạn chế sử dụng đường Sucralose lượng lớn, chúng có thể gây ra vấn đề tiêu hóa (đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn), kích ứng da (phát ban, nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy), thở khò khè, ho, chảy nước mũi, đau ngực, đánh trống ngực, lo lắng, giận dữ, trầm cảm và ngứa mắt.
Mới đây, một nghiên cứu tại Viện Ramazzini, Ý được công bố trên Tạp chí Quốc tế Occupational and Environmental Health cho biết tiêu thụ đường Sucralose có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu.
Trong khi đó, theo Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 31/8/2001 thì đường hóa học và một số loại đường nhân tạo hiện đang được bán không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều không có trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.
Đông Bắc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải