Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 13/12/2023 - 17:02
(Thanh tra) - Ngày 18/12, GS.BS Shimon Sakaguchi - học giả lỗi lạc, người đầu tiên trên thế giới tìm ra tế bào T điều hòa (regulatory T cell - Treg) sẽ có bài phát biểu đặc biệt tại Tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn”. Sự kiện nằm trong trong Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ Trao giải VinFuture 2023 diễn ra từ ngày 18 - 21/12/2023 tại Hà Nội.
Chuỗi Tọa đàm Khoa học trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture thường niên luôn là sự kiện đáng mong chờ với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành (Ảnh: VFT)
Trước thềm sự kiện, GS.BS Shimon Sakaguchi đã chia sẻ với độc giả về những phát kiến quan trọng với tế bào Treg và tiềm năng để giúp đỡ hàng triệu người bệnh.
Hành trình tìm ra nguyên nhân căn bệnh trên hàng triệu người
- Việc tìm ra tế bào T điều hòa (Treg) của ông được đánh giá là một trong những bước ngoặt lớn của lịch sử y khoa liên quan tới bệnh tự miễn - rối loạn ảnh hưởng đến mười phần trăm dân số thế giới. Cụ thể, GS đã tìm ra tế bào T điều hòa như thế nào?
Tôi quan tâm đến cơ chế của bệnh rối loạn miễn dịch, hay còn gọi là bệnh tự miễn khi còn là một sinh viên y khoa. Khi ấy, tôi quan sát được những hiện tượng thú vị khi thử loại bỏ tuyến ức ở chuột. Việc tác động này đã gây ra triệu chứng bệnh tự miễn ở chuột thí nghiệm, rất giống với con người.
Khi nghiên cứu sâu thêm, tôi đã xác định được tính chất và đặc điểm của một nhóm nhỏ tế bào T (Treg) từ chuột trưởng thành. Khi loại bỏ nhóm tế bào này (thay vì cắt loại tuyến ức) chuột bị mắc rất nhiều các bệnh tự miễn. Điều bất ngờ là các bệnh tự miễn sẽ được chữa trị nếu ta truyền tế bào Treg ở chuột khoẻ mạnh cho chuột bệnh.
Khi đi đánh giá sâu hơn ở mức độ phân tử, nhóm nghiên cứu của tôi phát hiện ra vai trò then chốt của một phân tử (gọi là yếu tố phiên mã Foxp3) đối với hoạt động của tế bào Treg. Thông qua nghiên cứu các đột biến trên Foxp3, chúng tôi xác định được bất thường ở nhóm tế bào này chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn ở người.
- Những hiểu biết của chúng ta về Treg đã tác động như thế nào đến lĩnh vực miễn dịch nói chung và nghiên cứu về bệnh tự miễn nói riêng, thưa GS?
Nghiên cứu Treg trên toàn thế giới trong 25 năm qua (đối với tôi là hơn 40 năm) đã giúp xác định ba khái niệm cơ bản. Thứ nhất, các tế bào T tự phản ứng (tự miễn) (nguyên nhân gây nên các bệnh tự miễn khi các tế bào này bị biến đổi và tấn công cơ thể - PV) không hoàn toàn bị loại bỏ trong tuyến ức theo quá trình chọn lọc âm tính. Các tế bào này vẫn có thể hiện diện trong hệ thống miễn dịch ngoại biên của người bình thường.
Thứ hai, ở trạng thái bình thường, tế bào Treg ức chế quá trình nhân lên và hoạt động của các tế bào T tự miễn. Do vậy, tế bào Treg khi bị thiếu hụt hoặc rối loạn chức năng có thể gây ra bệnh tự miễn.
Thứ ba, chúng ta có thể điều trị và ngăn ngừa bệnh tự miễn bằng cách tăng số lượng hoặc chức năng của tế bào Treg trong cơ thể. Tương tự, Treg còn đóng vai trò trong miễn dịch ung thư và miễn dịch cấy ghép. Bởi thế, chúng ta có thể tăng cường phản ứng miễn dịch tiêu diệt khối u bằng cách giảm hoạt động của tế bào Treg. Ở chiều ngược lại, nâng cao chức năng hoặc tăng số lượng tế bào Treg giúp chống thải ghép.
Tiềm năng “ngăn bệnh từ gốc” của tế bào T điều hòa
- Thực tế, liệu pháp tế bào nói chung và Treg nói riêng sẽ có tác dụng với người bệnh trên thế giới ra sao?
Thế giới đang tập trung nghiên cứu tế bào Treg trong điều trị các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch. Bởi, thay vì điều trị bệnh tự miễn theo triệu chứng, tức là phần ngọn thì chúng ta tìm cách ngăn ngặn bệnh từ gốc bằng việc tác động đến tế bào Treg. Tuy nhiên, theo tôi biết, hiện nay chưa có một phương thức điều trị nào chứng minh được hiệu quả cao trên người. Đây là thách thức và cũng chính là cơ hội để phát triển liệu pháp Treg có hiệu quả lâm sàng mong muốn.
- Cụ thể, việc chữa bệnh bằng liệu pháp Treg đang có những phương pháp nào và tiềm năng phát triển trong tương lai ra sao, thưa GS?
Hiện tại, việc tăng số lượng tế bào Treg trong cơ thể bằng cách tiêm IL-2 liều thấp hiện đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Trong tương lai, những tiến bộ mới về nghiên cứu Treg có thể giúp tìm ra các loại thuốc mới có khả năng tăng số lượng tế bào Treg gắn với kháng nguyên.
Một phương thức khác là tăng số lượng tế bào Treg trong ống nghiệm rồi truyền cho bệnh nhân để điều trị bệnh. Với cách làm này, giới khoa học và y học cũng hy vọng sẽ có phương pháp tạo ra tế bào Treg trong ống nghiệm với chức năng ổn định và đặc hiệu kháng nguyên nhằm giúp đỡ người bệnh.
- Thưa GS, sắp tới ông sẽ tới Hà Nội tham dự Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2023. GS mong đợi gì từ sự kiện này và tại đây, ông dự tính sẽ có những chia sẻ về vấn đề gì?
Tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn” tại Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2023 là sự kiện đáng mong chờ với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành.
Tại đây, tôi sẽ có bài thuyết trình với nội dung: “Liệu pháp tế bào T điều hòa giúp điều trị các bệnh miễn dịch” để chia sẻ cụ thể hơn về Treg cùng những nhà khoa học, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam cũng như thế giới. Hy vọng chúng ta sẽ có thêm nhiều kiến giải mới cho liệu pháp này để giúp đỡ người bệnh trên khắp thế giới.
- Xin cảm ơn GS!
GS Shimon Sakaguchi là Nhà miễn dịch học và GS xuất sắc tại Trung tâm Nghiên cứu Miễn dịch Tiên phong (IFReC), Đại học Osaka, Nhật Bản.
Với công trình nổi tiếng về tế bào T điều hòa (Treg) và những đóng góp to lớn cho lĩnh vực y sinh, GS Sakaguchi đã nhận được rất nhiều các giải thưởng danh giá trên thế giới như William B. Coley Award (2004), Gairdner Foundation International Award (2015), Crafoord Prize (2017), Robert Koch Prize (2020).
Tại Tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn” ngày 18/12, cùng với GS Shimon Sakaguchi còn có sự tham dự của những nhà khoa học hàng đầu như:
Chủ toạ: GS Đặng Văn Chí, Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Giám đốc Khoa học của Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig và GS Xuất sắc Bloomberg về y học ung thư tại Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ
Diễn giả:
· GS Jang-Soo Chun, Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju và là Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Nghiên cứu Sáng tạo Quốc gia Hàn Quốc về sinh bệnh học Viêm xương khớp
· GS Pascale Cossart, Viện Pasteur (Pháp), Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, GS Danh dự và là nguyên Trưởng khoa Tế bào tại Viện Pasteur (Paris, Pháp). Bà cũng là nhà nghiên cứu tại Phòng Thí nghiệm Sinh học Phân tử châu Âu (Heidelberg, Đức) và đảm nhiệm vai trò thư ký trọn đời cho Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
· TS. BS Nguyễn Văn Đĩnh, Trưởng khoa Nội chung tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, và giảng viên lâm sàng thuộc Khối Khoa học Sức khỏe, Trường Đại học VinUni, Việt Nam
Đăng ký tham dự tại đây
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng nay (12/12), Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24.
Trần Lê
10:32 12/12/2024(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh