Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người dân sống thấp thỏm bên khu vực núi có nguy cơ sạt lở cao

CTV Thanh Hòa

Thứ tư, 11/11/2020 - 15:57

(Thanh tra) - Sau bão số 12 mưa lớn, lũ quét, ngập lụt và sạt lở khiến hàng nghìn hộ dân sống khu vực chân núi thuộc xã Phước Đồng, TP Nha Trang, Khánh Hòa thấp thỏm, lo lắng. Hỗ trợ, di dời người dân đến nơi tránh trú an toàn là hết sức cần thiết.

Chị Trần Trị Gái sống bên cạnh khu vực từng sạt lở khiến 5 người chết ở thôn Thành Phát. Ảnh: Thanh Hòa

Chúng tôi tới các khu vực chân núi thuộc xã Phước Đồng, TP Nha Trang để ghi nhận thực tế. Tại đây, nhiều hộ dân đang sinh sống trong những khu nhà tạm, bên cạnh các khu vực núi có khả năng sạt lở cao, mất an toàn.

Chị Nguyễn Thị Hoa, gần 20 năm sống ở chân núi thôn Thành Phát, xã Phước Đồng, TP Nha Trang cho biết: Hiện, có 5 gia đình anh em, khoảng 15 người sống chung ở khu nhà tạm tại chân núi thôn Thành Phát. Năm 2018, sạt lở chân núi đã vùi lấp nhiều nhà dân tại đây khiến 11 người thiệt mạng chỉ trong vòng 5 phút. Cạnh thôn Thành Phát có một dự án đang thi công, thường xuyên nổ mìn, khiến đất đá văng vào thôn, tiếng nổ cùng với lực phá của mìn rất mạnh làm nhiều nhà dân tại đây rung chuyển, không ít nhà bị nứt và hư hỏng sống trong bất an, lo sợ.

Theo chị Hoa, cứ mỗi cơn mưa xuất hiện là cả thôn Thành Phát lo lắng không biết đất đá, lũ quét, tai họa sẽ ập xuống đầu dân bất cứ lúc nào. Vì vậy, "cứ mưa là cả đại gia đình tôi rời khỏi thôn tìm nhà người thân để nương nhờ. Nhiều gia đình không có người thân quen thì “liều” ở lại thôn trong căn nhà tạm, phó mặc số phận cho “thần chết"".

Còn chị Trần Thị Gái (sống tại chân núi thôn Thành Phát từ năm 2001) chia sẻ: Hiện gia đình tôi có 2 nhân khẩu sống tại căn nhà tạm chừng 30 m2 này. Trước đây nhà tôi xây kiên cố nhưng cơn lũ năm 2018 đã làm sập hoàn toàn. Không có nhà ở, tôi đành dựng tạm căn nhà tole này để ở tạm, cố gắng nuôi con ăn học. Biết là sống ở chân núi này rất nguy hiểm, đặc biệt là mưa lũ ập xuống bất cứ lúc nào, nhưng giờ không có chỗ ở đành chấp nhận chứ không biết đi đâu. Hễ mưa là lo nơm nớp. Sống trong sợ hãi lâu rồi thành quen, mưa thì cố gắng tìm nhà người thân tránh trú, nắng lên lại quay về.

Nhiều khu nhà tạm dựng lên bên cạnh khu vực núi có nguy cơ sạt lở. Ảnh: Thanh Hòa

Bước ra khỏi căn nhà tôn lụp xụp bên chân núi, chị Gái dẫn chúng tôi sang khu vực sát bên là nơi hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp năm 2018. Tại đây, có 5 người bị đất đá vùi và chết năm 2018, hiện trường hoang tàn vẫn còn nguyên. Khu vực này giờ hoang vắng.

Nhìn đất đá ngổn ngang, hiện trường những ngôi nhà tại thôn Thành Phát bị lũ đánh sập năm 2018 vẫn còn đó. Bên cạnh khu vực hoang tàn, tang thương đó là những ngôi nhà tạm được dựng lên, người dân vẫn chấp nhận rủi ro để tồn tại vì chẳng biết phải đi đâu. Hầu hết người dân thôn Thành Phát đều mong muốn, chính quyền địa phương hỗ trợ di dời đến nơi ở mới, hỗ trợ đất tái định cư để xây dựng chỗ ở an toàn hơn.

Theo một lãnh đạo xã Phước Đồng cho biết, thôn Thành Phát, xã Phước Đồng có gần 400 hộ dân, với gần 1.000 nhân khẩu. Hầu hết người dân sinh sống ở đây trong các khu nhà tole, nhà cấp 4 không kiên cố. Mùa mưa lũ người dân đối diện với nhiều khó khăn, thiên tai đe dọa hàng ngày. UBND xã đang lên kế hoạch tham mưu UBND TP Nha Trang để có kế hoạch di dời các hộ dân tại đây đến nơi an toàn.

Không chỉ thôn Thành Phát mà toàn xã Phước Đồng có gần chục điểm dân cư sống dưới chân núi, còn phía trên núi là nhiều dự án đào xẻ núi ngổn ngang. Nhiều điểm dân cư tự phát xây dựng nhà ở dưới chân núi, nhiều khu vực dân cư nằm ở lưng chừng đồi, có nguồn gốc là đất rừng sản xuất. Một số khu vực ở thôn Phước Lợi đã có người dân đến xây nhà và ở. Bên cạnh đó, máy múc vẫn tiếp tục đào đất để mở rộng mặt bằng, xe tải chở đất chạy rầm rầm cả ngày. Đáng chú ý, có một khu vực ở thôn Phước Hạ, một đối tượng đã san ủi đất đồi rồi làm kè tạm cao gần 10 mét so với khu dân cư ở phía dưới, rất nguy hiểm cho người dân.

Bão số 12 đã tan nhưng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có mưa lớn có thể gây lũ quét, sạt lở nhiều nơi, đặc biệt là vùng chân núi, trong đó có xã Phước Đồng. Việc cảnh báo, di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, khu vực chân núi của chính quyền địa phương lúc này là hết sức cần thiết, tránh thương vong sạt lở có thể đến bất cứ lúc nào.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm