Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ngoạn mục vượt khó

Hoàng Nam

Thứ sáu, 13/01/2023 - 19:13

(Thanh tra) - Sáng ngày 13/01/2023, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 ngành NN&PTNT.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị. Ảnh: HN

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, năm 2022, giá trị gia tăng toàn ngành NN&PTNT đạt 3,36%, đây được đánh giá là mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây. Trong đó, các mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu là 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021; thặng dư thương mại hơn 8,5 tỷ USD, chiếm hơn 75% tổng giá trị xuất siêu của toàn nền kinh tế…

Đánh giá tổng thể năm 2022, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho rằng, toàn ngành NN&PTNT đã có nhiều chuyển biến tích cực, từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở.

Dù trong năm qua còn nhiều khó khăn thách thức, ngành NN&PTNT đã chủ động, sáng tạo trong công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đưa ra các giải pháp, tháo gỡ khó khăn từ khâu sản xuất đến lưu thông và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của ngành, của các địa phương.

Trong năm 2022, ngành NN&PTNT đã đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại mở cửa thị trường để duy trì, mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực tại các thị trường trọng điểm, vì vậy, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cao kỷ lục, vượt xa chỉ tiêu Chính phủ giao; bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường nội địa được quan tâm thông qua việc phối hợp tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu, liên kết chuỗi giá trị nông sản.
Năm 2023, theo Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT, trong lĩnh vực thương mại nông lâm thủy sản và muối, Bộ NN&PTNT được giao là đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ đàm phán thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản; tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu, nhập khẩu nông sản; phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đây là nhiệm vụ mới và tương đối nặng nề, cần có sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền, các bộ, ngành, địa phương để phát huy tối đa những thế mạnh của từng vùng, miền, địa phương.

Nền kinh tế nước ta cũng như thế giới trong năm 2023 sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy vậy, ngành NN&PTNT vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản là 54 tỷ USD; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 78%; ít nhất 270 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 42%, nâng cao chất lượng rừng; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp quy chuẩn 57%; tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm 80%...

Để đạt được những mục tiêu này, theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, toàn ngành phải tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn... Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh và biến động thị trường để gia tăng xuất khẩu, tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định EVFTA, CPTPP cho hàng nông sản Việt Nam.

Trong đó, các nhiệm vụ và các giải pháp chính là kiến tạo không gian phát triển và các động lực tăng trưởng ngành. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng của năm ở mức cao nhất.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm