Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Một lời xin lỗi thôi sao?

Thứ sáu, 18/07/2014 - 15:23

(Thanh tra) - 9 lần vỡ đường ống nước sông Đà, 9 lần khắc phục vá víu. Người dân Thủ đô đã hết kiên nhẫn với những lần bị vỡ đường ống. Liệu bao giờ Vinaconex xây dựng xong đường ống thứ 2, để người dân khỏi bất an với những lần Hà Nội mất nước.

Cứ vỡ là vá. Ảnh: Trà Vân

Bộ Xây dựng đã tìm ra nguyên nhân vỡ đường ống dẫn nước sông Đà là do chất lượng đường ống không đồng đều, nhà cung cấp ống composite chưa chứng minh được việc bảo đảm kỹ thuật trong sản xuất ống, cũng như độ bền trong thời gian khai thác sử dụng; đơn vị giám sát năng lực hạn chế, tổng thầu thiết kế thì thiếu kinh nghiệm.

Nhiều chuyên gia trong ngành xây dựng, cầu đường cho rằng, đổ lỗi cho ống là chưa đủ, bởi ống là thứ có trước, theo những tiêu chuẩn nhất định, người thiết kế, chọn phương án đầu tư, thi công phải tính đến các điều kiện phù hợp với loại vật liệu ấy.

Trong điều kiện nền địa tầng yếu như ở khu vực thi công đường ống, lỗi đầu tiên thuộc về người chọn ống đưa vào thiết kế. Thứ hai, nếu thiết kế đáp ứng được điều kiện của ống thì đến lỗi của người thi công. Thứ ba, lỗi có thể phát sinh trong quá trình vận hành đường ống, đó là khi áp lực bên trong lớn hơn khả năng chịu của đường ống.

Thêm nữa, nếu do ống mềm, quá trình làm việc của nó phải gắn liền với môi trường xung quanh, vấn đề bao bọc của ống như thế nào, nền đất có bị lún cục bộ hay không… cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng, làm cho tình trạng của ống trở nên phức tạp hơn.

Tuy nhiên, ở công trình đường ống nước sông Đà, ống được sử dụng là ống composite (còn gọi là ống mềm), chưa từng được sử dụng trong các công trình xây dựng ở Việt Nam trước đó, nên việc áp dụng một loại vật liệu mới vào điều kiện Việt Nam là quá mạo hiểm.

Liên quan đến sự cố đường ống nước sông Đà, lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã thừa nhận, công trình thường xuyên gặp sự cố có phần trách nhiệm của thành phố vì "chưa phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để kiểm tra, giám sát về thiết kế, thi công dự án, nhất là tuyến đường ống".

Tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức ngày 15/7, Tổng Giám đốc Vinaconex Vũ Qúy Hà cũng đã chính thức nhận lỗi trước người dân và hứa sẽ khắc phục tất cả sự cố của đường ống.

“Việc lãnh đạo Vinaconex xin lỗi, và động thái thiết lập đội xử lý khẩn cấp chứng tỏ lãnh đạo đơn vị này đã biết lỗi của mình. Trong cuộc sống, có những lỗi có thể xin được, có lỗi lại phải quy trách nhiệm để xử lý”, luật sư Trần Lực nói.

Mặt khác, tình trạng Vinaconex "vừa đá bóng vừa thổi còi" khi các khâu khảo sát, thiết kế, thi công, tư vấn giám sát… đều do các đơn vị thành viên đảm nhiệm, khiến việc quy lỗi hiện nay rất khó. Chưa kể trong quá trình khai thác đường ống, có các đơn vị khác cũng có những hoạt động làm ảnh hưởng đến đường ống, như làm đường, xây dựng các công trình cao tầng và nhiều loại công trình khác… cũng tác động đến đường ống.

Việc giám sát, nghiệm thu công trình cũng có thể có những vấn đề cần xem xét. Nhưng rõ ràng, với vai trò của mình trong dự án, Vinaconex sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về công tác quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình thi công đường nước sông Đà.

Điều đáng nói, lãnh đạo Vinaconex mới đây đã hứa sẽ triển khai xây dựng đường ống mới khiến nhiều người lo ngại về thực lực kinh tế của đơn vị này. Bởi, dự án đường ống thứ hai có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, được cho là từ nguốn vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay thương mại. Theo tìm hiểu của PV, đến hết năm 2013, Vinaconex đang vay nợ tổng số hơn 6.484 tỷ đồng, gấp gần 1,5 lần vốn chủ sở hữu. Áp lực trả nợ căng thẳng, trong khi hàng nghìn tỷ đồng vẫn đang "chôn" tại các dự án, công trình dở dang, vậy Vinaconex lấy đâu ra “vốn tự có”. Dư luận lo ngại, dự án liệu có khả thi khi nó được thi công bởi cũng những con người ấy, vật liệu và địa tầng ấy…

Trong cuộc họp báo mới đây, bày tỏ quan điểm về sự cố vỡ đường ống nước sông Đà đến lần thứ 9 trong thời gian vừa qua, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, hàng trăm nghìn người dân phải sống trong tình trạng mất nước, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho rằng, cần thiết phải tiến hành thanh tra toàn diện đối với dự án này. Hiện, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo các cục, vụ chức năng tổng hợp, đề xuất cụ thể, vì đây là vấn đề đang được dư luận quan tâm, gây bức xúc trong nhân dân.

Theo Phó Tổng Thanh tra, cuộc thanh tra này sẽ thuộc thẩm quyền của bộ chủ quản và bộ phải chủ động tiến hành thanh tra. Nếu bộ không thực hiện thì Thanh tra Chính phủ sẽ có văn bản yêu cầu. Trong trường hợp khi có yêu cầu mà bộ không làm thì Thanh tra Chính phủ sẽ vào cuộc.

Trà Vân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm