Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 29/01/2021 - 06:38
(Thanh tra)- Theo Đông y, tất cả các bộ phận của con trâu đều có thể dùng chữa bệnh như thịt, da, xương, sừng, sỏi mật, răng... Trong ẩm thực của người Việt Nam, thịt trâu là món ăn ngon, bổ dưỡng và mỗi vùng miền lại có cách chế biến khác nhau để trở thành món đặc sản.
Con trâu rất gần gũi với đời sống con người. Ảnh: Đinh Lơ
Thịt trâu (Thủy ngưu nhục)
Thịt trâu có vị ngọt, không độc, tính mát, tác dụng bổ tỳ vị, ích huyết, mạnh gân cốt, chữa bệnh phong thấp sưng đau, phù da, nề thịt. Từ xa xưa, danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đều viết thịt trâu bổ thận, bổ gân cốt, chữa phong, thủy lũng nên phải ăn.
Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thịt trâu khá cao: Tỷ lệ chất đạm gấp đôi so với thịt lợn, lượng chất béo và chất đường vừa phải, nhiều muối vô cơ (canxi, phốtpho, sắt…) và các loại vitamin (B1, B2, B6, B12, PP…). Thịt trâu hơn nhiều loại thịt vẫn ưa dùng ở độ bổ dưỡng tăng cường sức khỏe. So sánh thì thấy: 100g thịt trâu cung cấp đến 232 calo; trong khi 100g thịt bò loại 1 chỉ cho 171 calo; thịt lợn nạc cho 143 calo.
Thịt trâu có thể chế biến thành nhiều món ăn, như thịt trâu luộc, kho, quay, nướng, xào, hầm, nấu cháo, nấu lẩu, nấu cari, hấp gừng, hun khói, thịt trâu gác bếp... đều có tính bổ dưỡng cao, tăng lực, mạnh gân cốt.
Sừng trâu (Ngưu giác)
Sừng trâu có vị ngọt, đắng, hơi chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, trị chảy máu cam, chống co giật, thương hàn, tiêu sưng, mát huyết, giảm đau, giải độc, cầm máu.
Sách Danh y biệt lục viết: “Sừng trâu có thể dùng chữa chứng đau đầu do thời khí nóng lạnh thất thường”. Sách Đại Minh bản thảo cũng viết: “Sừng trâu sắc lấy nước uống có thể trị chứng phong do nhiệt độc và sốt cao”.
Các nhà khoa học cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của sừng trâu, cho thấy việc sử dụng sừng trâu mang lại kết quả điều trị cơ bản với 30 loại bệnh: Viêm não B, trẻ nhỏ sốt nóng trong mùa hè, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu, thần kinh phân liệt...
Nỏ sừng trâu (Ngưu giác tai)
Là xương trong sừng trâu. Vị đắng, tính ấm không độc. Công dụng: Chữa trị các bệnh phong, lậu, đới hạ, chữa đại tiện ra máu, đi lỵ hay bạch đới ở phụ nữ, hành kinh ra máu cục đau bụng. Liều dùng: 12-20g mài với nước hay sắc uống.
Da trâu (Ngưu bì)
Da trâu vốn chứa các chất canxi, gepatin, keratin và protid, có vị mặn, ngọt, mùi hơi tanh, tính bình, không độc. Một vài công dụng của da trâu có thể kể đến như: Chữa phong thấp, chân tay đau nhức; giảm đau, cầm máu; chữa tiểu són, táo bón; chữa đau vú; chữa động thai; chữa thổ huyết, băng huyết, đái ra máu; chữa rong kinh.
Da trâu đem cạo bỏ hết lông, thịt, gân, màng, cắt thành từng miếng, phơi hay sấy khô. Khi dùng, để nguyên bản hoặc chế biến thành keo.
Các món đặc sản được chế biến từ da trâu: Nộm da trâu, da trâu muối chua, canh da trâu gác bếp.
Cao da trâu (Hoàng minh giao hay Ngưu bì giao)
Loại cao này có thể dùng thay thế cao a giao (cao da lừa). Có vị ngọt, tính bình không độc vào 3 kinh phế, can, thận. Công dụng: Nuôi máu, dập tắt nhiệt, nhuận phổi, nhu thuận can, là thuốc chữa bỏng lửa, bỏng nước, tổn thương da dẻ, nhuận táo, cầm máu, an thai, chữa hư lao sinh ho, phế ung, thổ ra huyết, nôn, đại tiện ra máu, thai sản băng lậu, thường dùng cầm máu là chính.
Mật trâu hoặc bò (Ngưu đởm)
Vị đắng đại hàn vào 3 kinh: Can, đởm, phế. Công dụng: Thanh can, sáng mắt, lợi đởm, thông tràng, giải độc tiêu sưng. Trị bệnh mắt do phong nhiệt, hoàng đản, tiện bí, đái tháo đường, trẻ con kinh phong, nhọt sưng, trĩ lở.
Sạn mật, hay sỏi mật của con trâu, bò có bệnh (Ngưu hoàng)
Sách “Thần nông bản thảo” ghi: “Ngưu hoàng là vị thuốc chủ trị kinh giản, sốt quá hoá điên cuồng”.
Có vị đắng tính hàn, hơi có độc vào hai kinh: tâm và can. Có tác dụng thanh tâm, giải độc, chữa hồi hộp, khai đờm, dùng trong các bệnh nhiệt quá phát cuồng, thần trí hôn mê, trúng phong bất tỉnh, cổ họng sưng đau, mụn nhọt.
Răng trâu (Ngưu xỉ)
Lấy răng trâu đốt đỏ hồng, nhúng dấm, đốt nhúng ba lần rồi tán thành bột mịn, trộn với dầu vừng bôi vào vết lở chữa tay chân lở loét, trẻ em bị chốc đầu có mủ. Bột ngưu xỉ, hoà nước sôi, để nguội, cho trẻ động kinh uống giữa hai lần lên cơn, kiên trì nhiều lần sẽ khỏi. Người già răng lung lay, dùng bột ngưu xỉ chà vào, ngậm cho đến khi nước bọt ra đầy miệng thì nhổ ra, súc miệng. Điều trị như thế lâu ngày, răng bớt lung lay, thậm chí có thể chắc trở lại.
Nước dãi trâu (Ngưu khẩu tần)
Nước dãi trâu cũng là vị thuốc. Lấy nước dãi trâu bằng cách rửa sạch miệng trâu, dùng muối xoa vào hàm trâu, dùng lóng tre nhỏ tráng miệng và chúi mỏm trâu xuống, bên dưới đặt chậu hứng. Lấy bông quấn đầu đũa, thấm nước dãi trâu bôi sâu vào họng người bị đau cuống họng, sẽ khỏi. Người bị cấm khẩu đột biến thì cho uống nước dãi trâu kết hợp với xoa bóp vùng mặt, dùng kim trích máu 10 đầu ngón tay, sẽ nói được.
Xương trâu
Lấy xương trâu nấu cùng xương nhiều loại động vật khác, chế thành cao tổng hợp để bồi dưỡng cơ thể. Còn nếu dùng xương hàm trâu nung đỏ, nhúng làm nhiều lần vào nước lạnh, rồi lấy nước này ngậm sẽ chữa chân răng sưng đau. Tủy trâu: Dùng tủy trâu (20g) trộn đều với sinh địa (250g) và bạch cương tâm (250g), sắc đặc, cô thành cao. Mỗi sáng xúc 1 thìa hoà vào rượu ấm, uống có tác dụng bổ thận, ích tủy, rất tốt với những người gối mỏi, xương gãy, lưng đau, thận hư.
Huyết trâu
Có vị mặn, tính lạnh, không độc. Có tác dụng giải độc, thông ruột, bao tử (dạ dày); trị chứng tiêu ra máu. Khi bị chết ngất hoặc mất máu thì lấy huyết trâu còn tươi mà cho uống lập tức. Đĩa chui vô lỗ tai, lỗ mũi thì lấy huyết tươi của trâu nhỏ vào nơi đó, thì con đĩa sẽ tìm lối trở ra ngoài
Tim trâu
Có tác dụng trị chứng bệnh tim hư yếu, sợ hãi, khó ngủ.
Các món ăn được chế biến từ tim trâu: Chả tim trâu, cháo tim trâu, Tim trâu xào khổ qua.
Gan trâu
Gan trâu có hiệu lực bổ gan, làm sáng con mắt.
Khi bị sốt rét mà bịnh phạm gan của bệnh nhân thì sinh kiết lỵ. Trị bằng cách: Luộc gan trâu bằng giấm chua, cho người bệnh ăn chừng 3 lần thì mạnh (mỗi lần ít lắm là 100 gr gan trâu).
Chế biến món ăn tùy tạng người lạnh nóng mà thêm món đi kèm, để bảo toàn hay gia tăng lực của nó.
Các món ăn được chế biến từ gan trâu: Gan trâu xào củ kiệu, xào rau cần nước hay bầu; Gan trâu nướng lá cách; Cháo gan trâu
Cật trâu
Công dụng của cật trâu là bổ trái cật con người, tức là làm thuốc bổ thận, chữa bệnh đau thận, mà lại trị được chứng bệnh tê thấp.
Các món ăn được chế biến từ cật trâu: Cật trâu nướng, cật trâu xào khổ qua, cháo cật trâu, cật trâu luộc.
Lá lách trâu
Lá lách trâu là bộ tỳ của trâu. Nó cũng bổ lá lách cho con người, cũng chữa trị các chứng bệnh từ lá lách mà ra.
Lá lách trâu xào với lá cải hoặc bí rợ là một phương thuốc bổ tỳ. Lá lách trâu ướp gia vị, đem phơi khô hoặc sấy cho khô để dành nướng ăn, ăn luôn một tuần lễ sẽ làm tiêu các hòn cục ở trong bụng.
Lưỡi trâu
Có năng lực làm cho mạnh tỳ (lá lách), thông hơi bao tử (dạ dày). Bởi vậy người ăn không ngon, hoặc không thèm ăn, hay thường bị chứng ngăn nghẹn, cũng cần ăn lưỡi như ăn lá lách trâu.
Các món ăn chữa yếu tỳ từ lưỡi trâu: Lưỡi trâu xào cải, lá hẹ hoặc khổ qua; lưỡi trâu nấu ra gu bằng bí rợ hoặc xa kê.
Thanh Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thời gian qua, các chế độ, chính sách đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng tại Điện Biên được chi trả kịp thời, đúng đối tượng; đời sống người có công, thân nhân người có công với cách mạng không ngừng được quan tâm hỗ trợ.
Trần Trung
17:51 22/11/2024(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh