Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 26/02/2014 - 15:56
Chục năm qua đã có nhiều nghiên cứu bảo tồn cầu Long Biên cũng như dự án tuyến đường sắt trên cao số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên). Hầu hết các nghiên cứu đều đề xuất phương án bảo tồn nguyên trạng hoặc gần như nguyên trạng cầu Long Biên.
6 phương án được nghiên cứu Trong đó: Phương án 30m đã được Bộ GTVT phê duyệt Dự án đầu tư. Phương án 186m đã được Chính phủ chấp thuận và cập nhật trong Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
Đặc biệt, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chấp thuận tuyến đường sắt số 1 khi vượt sông không đi vào vị trí cầu Long Biên. Trong quyết định phê duyệt dự án tuyến đường sắt số 1, Bộ GTVT cũng khẳng định cầu đường sắt không đi trùng vị trí cầu Long Biên hiện nay. Vậy tại sao lại có những phương án đe dọa sự tồn tại của cầu Long Biên?
Ngày 31/10/2008, Bộ GTVT có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1), giai đoạn I. Tuyến đường sắt nối từ Ngọc Hồi tới Yên Viên dài 15,36 km, một trong những hạng mục quan trọng là cầu vượt sông Hồng. Quyết định nêu rõ: Xây dựng cầu Long Biên mới riêng cho đường sắt cách cầu cũ 30m về phía thượng lưu, dài 1.754,5m.
6 phương án chọn 1
Theo dự án, phần cầu chính dài 1.089m gồm các dàn thép có khẩu độ 106m, 181m, 75m dạng vòm liên kết cân bằng liên tục kết hợp dàn Warren. Cầu dẫn gồm các nhịp dầm bê tông khẩu độ từ 20m đến 50m (đầu Hà Nội 11 nhịp, đầu Gia Lâm 9 nhịp); mố trụ bằng bê tông cốt thép trên móng cọc khoan nhồi D 1,5m.
Cùng thời gian phê duyệt, UBND thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo triển khai dự án phát triển đô thị gắn kết với vận tải đô thị khối lượng lớn, tốc độ cao (UMRT) dưới sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Trong báo cáo đầu kỳ của dự án nghiên cứu này đã có phân tích, làm rõ hướng tuyến của tuyến đường sắt đô thị số 1 đi qua sông Hồng song song với cầu Long Biên không nên cách gần 30m, vì điều này sẽ làm ảnh hưởng cầu Long Biên được xác định là công trình di sản của đô thị cổ trung tâm.
Có thể thấy, các chuyên gia tư vấn Nhật Bản đã ý thức được ý nghĩa của việc bảo vệ “di sản cầu Long Biên” ngay cả khi cầu đường sắt vượt sông Hồng dự án tuyến số 1 đi cách cầu Long Biên hiện nay 30m theo quyết định phê duyệt của Bộ GTVT. Hơn nữa, phía JICA cũng đề xuất nghiên cứu vị trí đặt cầu đường sắt cách khoảng 200m cầu Long Biên hiện nay về phía thượng lưu.
Dù quyết định phê duyệt dự án được đưa ra chưa lâu, nhưng trước đề xuất này, cả Bộ GTVT và UBND thành phố Hà Nội đã đi đến thống nhất hướng nghiên cứu vị trí đặt cầu đường sắt vượt sông.
Ngày 21/10/2009, Ban quản lý các dự án đường sắt (Tổng Cty Đường sắt) báo cáo thông qua Thành ủy Hà Nội về dự án trong đó có các phương án xác định vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên hiện có khoảng 200m.
Thực tế, trong quá trình nghiên cứu, đơn vị tư vấn Nhật Bản JKT đã đưa ra 6 phương án vị trí đặt cầu đường sắt với các khoảng cách với cầu Long Biên hiện có là: cách 30m, cách 60m, cách 100m, cách 186m, cách 200m và cách 300m.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố về tài chính, GPMB, tiến độ dự án, tính khả thi, tác động môi trường, tác động xã hội và lịch sử, khả năng đấu nối giao thông công cộng, tác động cảnh quan đô thị đường sắt..., đơn vị tư vấn đề xuất lựa chọn phương án 186m.
Phương án này đã được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình dự án trọng điểm ngành GTVT, chấp thuận tại thông báo số 200/TB-VPCP ngày 12/7/2010. Tiếp đó, Bộ GTVT và UBND thành phố Hà Nội có văn bản thống nhất phương án vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên hiện có 186m về phía thượng lưu.
Vị trí đặt cầu này sau đó được lấy ý kiến từ hơn chục sở, ngành, quận, và các đơn vị chức năng của thành phố Hà Nội. Phương án đã nhận được sự đồng thuận cao. Vì thế phương án cầu đường sắt tuyến số 1 vượt sông Hồng cách cầu Long Biên 186m về thượng lưu đã được cập nhật vào Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 26/7/2011.
Vẫn phải chờ
Phương án xây dựng cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên 186m về thượng lưu tưởng như mở ra một tương lai tốt đẹp cho cây cầu ký ức của Thủ đô. Hơn nữa, với nhiều người yêu Hà Nội, quyết định này mang lại niềm vui lớn.
Cây cầu già yếu sẽ được nghỉ ngơi sau hơn trăm năm miệt mài cống hiến, và sẽ được bảo tồn như một chứng tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc của Thủ đô ngàn tuổi…
Có thể thấy, cả Bộ GTVT, UBND thành phố Hà Nội, cao hơn là Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thay mặt Chính phủ chấp thuận phương án xây cầu mới cách cầu Long Biên 186m về phía thượng lưu.
Tuy nhiên, sau hơn 3 năm chốt phương án 186m, dự án cầu đường sắt tuyến số 1 vượt sông Hồng vẫn chưa được cấp thẩm quyền điều chỉnh (Dự án được duyệt năm 2008, theo đó, cầu đường sắt đi cách cầu Long Biên 30m về phía thượng lưu). Và về mặt pháp lý, dự án cũ vẫn còn nguyên giá trị.
Trong lúc dự án vẫn tiến triển ì ạch và vị trí xây cầu chưa được xác định, nhiều hộ dân nằm trong phạm vi dự kiến xây dựng cầu phía bờ Nam sông Hồng (theo phương án 186m) có đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank