Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Loay hoay di dân nơi có nguy cơ sạt lở cao

Thứ tư, 13/01/2016 - 06:27

(Thanh tra)- Nhiều năm qua, hàng chục hộ dân sống ở đồi K1 thuộc bản Lạ, xã Lượng Minh, huyên Tương Dương luôn sống trong nỗi lo âu thấp thỏm vì khu tái định cư (TĐC) có nguy cơ sạt lở rất cao. Trong khi người dân sống trong bất an, còn chính quyền vẫn loay hoay tìm biện pháp khắc phục.

Những vết nứt xuất hiện bên cạnh nhà người dân tại khu tái định cư mới đồi K1. Ảnh: Lương Ý

Khu TĐC chưa bao giờ bình yên

Bản Xốp Mạt có 38 hộ dân sinh sống. Từ tháng 6/2011 đến tháng 5/2012 đã diễn ra tình trạng sạt trượt núi Pu Căm. Vết nứt chạy dài từ đỉnh xuống chân núi, rộng đến 1m, đe dọa hơn 300 con người sinh sống dưới chân núi này.

Để khắc phục tình trạng sạt lở đất nguy hiểm ở núi Pu Căm, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo huyện Tương Dương di dời khẩn cấp 38 hộ dân ra khỏi khu vực. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính trích 10 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2012 hỗ trợ tỉnh Nghệ An để di dân khẩn cấp ra khỏi vùng sạt lở. Tỉnh Nghệ An cũng đã hỗ trợ 10 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng cho khu TĐC bản Sốp Mạt. Huyện Tương Dương tiếp tục hỗ trợ một phần kinh phí, giúp dân tháo dỡ, vận chuyển nhà đến nơi ở mới, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng, nhất là san lấp mặt bằng, điện, nước, để người dân dựng nhà ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, đã nhiều năm trôi qua, một số ngôi nhà của dân vẫn ở nguyên tại chỗ, còn người dân dời ra nơi ở tạm bên sông, cách đó không xa. Khi chưa kịp thực hiện thì năm 2013, hiện tượng này lại tiếp tục tái diễn. Sau trận mưa to kéo dài từ chiều tối ngày 1/7/2013 đã làm sạt trượt núi Pu Căm, độ dốc núi cao đã làm đất bùn nhão vùi lấp 3 ngôi nhà của dân.

Trước tình trạng sạt lở đất, năm 2013, UBND huyện Tương Dương đã khảo sát địa hình, lập khu TĐC mới di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Trong số các hộ phải di dời thì có 13 hộ làm đơn xin di cư tự do, số còn lại đi theo dự án.

Thế nhưng, khi bắt đầu chuyển ra nơi ở mới Piêng Có Phương thuộc bản Na Sám Hở thì vùng đất này cũng sạt lở nguy hiểm không kém nơi ở cũ. Nguyên nhân chính là, ở giữa khu TTĐC Piêng Có Phương xuất hiện mạch nước ngầm lớn nên chính quyền đã chuyển người dân ra khu TĐC mới thuộc đồi K1 bản Lạ. Tại đây, người dân thiếu thốn đủ bề, dù đã ở thực hiện từ 3 năm nay. Nhưng đến nay chỉ có 28 hộ chuyển về khu tái định cư mới, theo nhiều người dân ở đây cho biết số tiền hỗ trợ không đủ cho việc vận chuyển nhà cửa.

Mỗi ngôi nhà sàn kê được hỗ trợ 25 triệu đồng, nhà đất được hỗ trợ 23 triệu đồng, nhà chôn cọc được 22 triệu đồng cả nhà vệ sinh. Với số tiền này, không đủ cho người dân vận chuyển nhà cửa. Đây cũng là lý do khiến nhiều người dân không di dời đến nơi ở mới.

Một người dân cho biết: “Chúng tôi muốn quay lại nơi ở cũ, cả hai lần di dân đều gặp phải nơi sạt lở đất suốt ngày sống trong lo âu thấp thỏm. Hơn nữa, về nơi ở mới không có đất xản xuất, nên nhiều hộ dân chúng tôi muốn về bản cũ để sản xuất nông nghiệp, vẫn biết như thế thì sẽ nguy hiểm nhưng đành chấp nhận chứ không biết làm gì khác”.

Người dân đang trình bày với PV. Ảnh: Lương Ý

Chính quyền chưa tìm được biện pháp khắc phục

Trước thực trạng trên, ông Vi Đình Phúc, Chủ tịch UBND xã Lượng Minh, huyện Tương Dương cho biết: “Hiện nay trên địa bàn có nguy cơ sạt lở cao, ở đồi K1 cũng vậy. Chúng tôi cũng đã trình bày lên cấp trên nhưng vẫn chưa tìm được biện pháp khắc phục, vì trên địa bàn xã hầu hết đều là đồi núi nên việc tìm khu tái định cư mới cũng là vấn đề hết sức khó khăn”.

Ông Phúc còn cho biết thêm: “Người dân ở khu TĐC mới rất khó khăn, đất sản xuất nông nghiệp không có, nơi ở mới thì có nguy cơ sạt lở. Chính vì thế hiện nay vẫn còn tình trạng một số hộ dân vẫn quay về sản xuất ở nơi ở cũ. Chính quyền địa phương cũng đã vào cuộc, tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra”.

Theo điều tra, hiện nay chỉ có 28 hộ dân chuyển đến nơi tái định cư mới, có tới 7 hộ xin di dời tự do, số còn lại vẫn ở nguyên nơi ở cũ không di dời!

Được biết, bản Cà Moong nằm biệt lập trong lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, 22 hộ dân cũng đang sống dưới “quả bom” đất đá. Ông Vi Đình Phúc cho biết, đợt mưa vừa qua chưa phải là mưa to gây lũ lớn nhưng đất đá từ trên núi đã bất ngờ ồ ạt tràn xuống vùi lấp 7 nhà dân, có nhà bị lấp đến gần mái. May mắn là đất lở vào ban ngày nên người dân đã kịp chạy khỏi nhà nên không có thiệt hại về người.

Ông Trịnh Minh Châu, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết, trên địa bàn huyện này hiện còn nhiều điểm dân cư nằm trong vùng có nguy cơ cao về sạt lở đất. Tuy nhiên, do kinh phí khó khăn nên việc di dời dân ra khỏi vùng sạt lở rất khó thực hiện. Các biện pháp trước mắt để hạn chế hậu quả của sạt lở, như cảnh báo cho người dân sẵn sàng sơ tán, nhất là khi có mưa lũ... chỉ là tình thế, còn phương án di dời nhà dân đến nơi an toàn thì chưa thể có kinh phí để thực hiện.

Trước những thực trạng trên, rất mong chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng Nghệ An nhanh chóng vào cuộc tìm biệp pháp khắc phục. Tránh những hệ lụy về sau, đồng thời cũng là để người dân yên tâm sinh sống và hoạt động sản xuất.

Lương Ý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất