Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 24/04/2015 - 14:05
(Thanh tra) - Dưới vỏ bọc “đã có giấy chứng nhận” đăng ký kinh doanh gia súc, nhiều lò giết mổ lợn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hoạt động không khác gì những lò giết mổ lậu.
Cảnh giết mổ trong các lò giết mổ lợn tại TP Vũng Tàu. Ảnh: Lâm Bắc
Theo phản ánh của người dân, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ tháng 3/2010, đến nay lò giết mổ lợn của hộ ông Nguyễn Văn Phất được cho là một trong những lò giết mổ lợn có lượng heo thịt hàng ngày lớn nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng “có vấn đề” về vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường.
Để tận mắt chứng kiến, 2 giờ sáng ngày 8/4/2015, chúng tôi có mặt tại lò giết mổ lợn của ông Phất tại số 464 đường 3/2, phường 10, TP Vũng Tàu. Chỉ cách đường 3/2 của TP Vũng Tàu khoảng vài chục mét, lò giết mổ của gia đình ông Phất nằm khuất sau một hộ dân phía mặt tiền, nên có vẻ “kín đáo” lại vừa thuận tiện cho việc nhập, giết mổ và mua bán thịt.
Tại địa chỉ đã xác định, chúng tôi để một đồng nghiệp ngồi trên xe nổ máy sẵn để phòng “bất trắc thì ứng cứu”, còn lại “thâm nhập” vào lò giết mổ. Dọc theo khu đất rộng khoảng 500m2, lò giết mổ của ông Phất được ngăn thành hơn chục ô chuồng nhốt heo, giữa 2 bên lối đi xen những chảo đang đun nước sôi là những bệ chọc tiết heo.
Tại thời điểm chúng tôi có mặt, lò giết mổ này có khoảng gần 150 con heo thịt (trọng lượng từ 70kg trở lên) ở các nơi chuyển về từ chiều tối ngày hôm trước. Khoảng 30 phút sau việc giết mổ heo tại đây bắt đầu. Đồng loạt, trong mỗi ô chuồng lợn kêu hoảng loạn, những người giết mổ lùa từng con heo ra cửa. Một người đón ngoài dùng búa gỗ to như viên gạch, giáng một nhát vào đầu. Con heo chỉ kịp “hự” lên một tiếng rồi quỵ xuống, người lùa heo dồn tới xuống gối đè lên, người kia thả búa cầm dao đâm heo chọc tiết. Tiếp theo một người dùng móc sắt, móc vào miệng heo kéo vào chảo nước đang sôi sùng sục, dúi và quay trở thấy heo tróc da là kéo xuống nền cạo lông. Chỉ trong giây lát, một người khác đến lật ngửa con heo cắt đầu, chỉ ngực chặt “chéo cánh sẻ” hai nhát, rạch bụng lôi nội tạng, dùng chân đi ủng dẫm lên con heo cho phẳng xuống, chẻ dọc xương sống phanh heo làm đôi, cứ như thế hết con này tới con khác. Lúc này, toàn bộ những vòi nước tại lò giết mổ được mở hết công suất, các bà phụ thợ mổ nhanh chóng làm lòng. Nước chứa phân heo lẫn tiết dư và màng mỡ được chảy thẳng ra cống, không qua hố ga xử lý trước khi xả thải ra ngoài.
Chứng kiến cảnh tượng trên ba chục tay mổ (những người làm thuê tại lò của ông Phất) giết lợn trong đêm tối tăm và bẩn thỉu, chúng tôi như thấy rùng mình với món thịt heo được sử dụng trong mỗi bữa ăn của người dân. Tất nhiên, để thịt heo ra thị trường, đến với người tiêu dùng là cả một quá trình “tẩm bẩn” rất mất vệ sinh, nhưng tất cả đều “khuất mắt trông coi” trước khi đưa vào bữa ăn.
Để tiết kiệm không gian diện tích và tiện cho việc giết mổ, những bệ chọc tiết lợn tại Lò giết mổ lợn của hộ ông Phất được thiết kế sâu dưới mặt nền, nằm xen lẫn trong các ô chuồng nhốt heo bẩn thỉu. Vì thế phân heo, nước bẩn cùng mồ hôi của người giết mổ có thể chảy cả vào những chậu đựng tiết, thành phần chính trong “món lòng lợn tiết canh”.
Lợn giết mổ xong để la liệt ngay trên cả lối đi trong các lò giết mổ tại TP Vũng Tàu. Ảnh: Lâm Bắc
Sau khi giết mổ xong, thịt heo được thả bệt ngay dưới nền lò giết mổ dính đầy máu, phân và đất. Heo còn được để la liệt ngay trên cả lối đi dành cho xe ô tô, xe gắn máy cùng người ra vào mua thịt. Đây được coi là công đoạn và thời điểm thịt heo dễ bị nhiễm khuẩn và tạp chất từ chính lò giết mổ và từ bên ngoài vào, thế nhưng dường như chẳng ai thèm để ý.
Tuy là lò giết mổ lớn, nhưng tại đây không có giàn sắt treo heo lên cho ráo nước sau khi làm thịt theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Giết mổ xong heo thịt được quẳng lên ô tô và xe máy, chở thẳng ra chợ hoặc đến các sạp bán lẻ.
Thực tế qua nhiều đêm quan sát, chúng tôi thấy hầu hết lò giết mổ lợn tại TP Vũng Tàu (nhất là trên địa bàn phường 10) đều không đủ điều kiện và quy trình giết mổ theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như chống dịch bệnh và bảo vệ ô nhiễm môi trường.
Cảnh tượng những người giết mổ lợn cởi áo xoay trần lấm láp mồ hôi, không có trang thiết bị an toàn vệ sinh, dùng chân đi ủng dẫm, gạt thịt và lòng heo giữa nền lò mổ khá phổ biến, nhưng không thấy cán bộ thú y hay kiểm dịch đến kiểm soát.
Một trong những điển hình về không đủ điều kiện và quy trình giết mổ là lò giết mổ của hộ ông Trần Ngọc Tăng tại số 35 đường Dương Vân Nga, phường Rạch Dừa, TP Vũng Tàu. Do lò giết mổ lợn của ông Tăng nằm sâu trong khu dân cư, từ đường 3/2, chúng tôi phải vòng qua khoảng 5 ngã tư mới tìm được. Lúc này, hơn 4 giờ sáng ngày 8/4/2015, lò giết mổ của ông Tăng đã có khoảng 70 con heo được giết mổ, thịt bày la liệt giữa nền lò giết mổ và cả 2 bên lối đi. Nhiều tay giết mổ kéo thẳng heo ra để bên cạnh ô chuồng nhốt heo cạo lông, mổ bụng.
Cũng tại đây, không hề thấy một cán bộ thú y hay kiểm dịch nào của ngành chức năng địa phương đến giám sát việc giết mổ lợn trong đêm, tung ra thị trường trước khi trời sáng.
Kỳ II: “Bảo kê” hay buông lỏng quản lý các lò giết mổ?
Trúc Lâm - Duy Bắc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà