Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kết quả, hiệu quả đào tạo nghề được nâng cao

Thứ bảy, 05/12/2020 - 10:00

Trong 10 năm (2010 - 2019), đã có 9,6 triệu lao động nông thôn được học nghề

Dạy nghề cho lao động. Ảnh minh họa (nguồn internet)

Đó là kết quả quan trọng của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án). Trong những năm đầu triển khai thực hiện Đề án, các địa phương tập trung triển khai các điều kiện tiền đề thực hiện Đề án, như: Tổ chức các hội nghị quán triệt Đề án tới cán bộ chủ chốt các cấp (tỉnh, huyện, xã); tổ chức tập huấn đối với cán bộ cấp huyện, xã nhằm tạo chuyển biến nhận thức của cán bộ về mục đích, ý nghĩa về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hướng dẫn, thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng danh mục nghề đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Vì vậy, đến hết năm 2012, 100% tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Đề án đến cấp xã.

Trong 6 năm thực hiện (2010 - 2015), đã có trên 4,7 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề nghiệp, đạt 85% mục tiêu của giai đoạn (5,53 triệu người). Riêng số được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án 1956 là trên 2,74 triệu người, đạt trên 100% kế hoạch của giai đoạn 2010 – 2015 (2,718 triệu người), đạt 42% kế hoạch 11 năm của Đề án (KH 11 năm là 6,558 triệu người).

Trong số trên 2,74 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề, có trên 1,149 triệu người học nghề nông nghiệp (chiếm 36%), gần 1,591 triệu người học nghề phi nông nghiệp (chiếm 64%); trong đó: trên 588.000 người dân tộc thiểu số (chiếm 21.5%); 275.000 người thuộc hộ nghèo (chiếm 10%), 33.000 người khuyết tật (chiếm 1,2%); còn lại là các đối tượng lao động nông thôn khác.

Các địa phương, đã có trên 64.000 hộ nghèo có người tham gia học nghề đã thoát nghèo (chiếm 23,3% tổng số người thuộc hộ nghèo tham gia học nghề); trên 105.000 hộ có người tham gia học nghề, có việc làm và thu nhập cao hơn mức bình quân tại địa phương (trở thành hộ khá), chiếm 3,9% tổng số lao động nông thôn tham gia học nghề.

Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề giai đoạn 2010 - 2015 là 79,6%, vượt mục tiêu Đề án đặt ra 9,6%.

Giai đoạn (2016 - 2019), đã có 4,9 triệu lao động nông thôn được học nghề, đạt 89% kế hoạch giai đoạn (5,5 triệu người), trong đó, số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng 2,85 triệu người, đạt 74% kế hoạch giai đoạn (3,84 triệu người).

Trong tổng số 2,85 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề, có trên 0,85 triệu người học nghề nông nghiệp (chiếm 36%), khoảng 2 triệu người học nghề phi nông nghiệp (chiếm 64%); trong đó: 450.000 người dân tộc thiểu số (chiếm 15,8%); 200.000 người thuộc hộ nghèo (chiếm 7,02%), 60.000 người khuyết tật (chiếm 2,11%); còn lại là các đối tượng lao động nông thôn khác.

Các địa phương báo cáo có trên 100.000 hộ nghèo có người tham gia học nghề đã thoát nghèo (chiếm 24,3% tổng số người thuộc hộ nghèo tham gia học nghề); trên 165.000 hộ có người tham gia học nghề, có việc làm và thu nhập cao hơn mức bình quân tại địa phương (trở thành hộ khá), chiếm 2,3% tổng số lao động nông thôn tham gia học nghề.

Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề giai đoạn 2016 - 2019 là 81,4%, vượt mục tiêu Đề án đặt ra 1,4%.

Sau 10 năm triển khai thực hiện, có thể thấy: Các cấp, ngành và các địa phương đã tích cực triển khai các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đạt được những kết quả khả quan, góp phần làm thay đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo và các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Hoạt động đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn không chỉ huy động các cơ sở đào tạo nghề mà còn thu hút được các nhà khoa học của các viện nghiên cứu, trường (trung cấp, cao đẳng, đại học); các lao động kỹ thuật từ các doanh nghiệp; những nghệ nhân, người có tay nghề cao trong các làng nghề tham gia giảng dạy. Một số doanh nghiệp, hợp tác xã bước đầu đã quan tâm, hợp tác với các cơ sở đào tạo để xây dựng giáo trình, hỗ trợ địa bàn thực tập và tuyển dụng học viên sau khóa học. Các ngành, địa phương đã xác định đào tạo nghề là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất của người nông dân; góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; hình thành lên nhiều mô hình liên kết doanh nghiệp - nông dân trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thành các vùng nguyên liệu lớn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã...

Liên Liên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm