Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kết nối bằng tình yêu thương và niềm tin vào cộng đồng

Thứ ba, 24/04/2018 - 11:52

(Thanh tra) - Là thông điệp được đề cập nhiều nhất tại buổi công bố kết quả nghiên cứu “Xóa bỏ kỳ thị” và công chiếu bộ phim tài liệu “Tới” do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cùng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) phối hợp thực hiện diễn ra ngày 23/4 tại Hà Hội.

Toàn cảnh buổi công bố kết quả nghiên cứu “Xóa bỏ kỳ thị” và công chiếu bộ phim tài liệu “Tới”. Ảnh: LP

Từ năm 2017, UNDP và iSEE đã cùng phối hợp triển khai nghiên cứu “xóa bỏ kỳ thị” tập trung vào quan điểm và đánh giá của người khuyết tật về kỳ thị khi tham gia các quan hệ kinh tế và xã hội.

Nói cách khác, những vấn đề của người khuyết tật được soi chiếu qua lăng kính của người trong cuộc. Qua đó, mong muốn góp phần tăng cường tiếng nói cho người khuyết tật, nâng cao năng lực cho các tổ chức và mạng lưới của người khuyết tật cũng như cung cấp thông tin bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách.

Với sự hỗ trợ của UNDP, iSEE đã thực hiện nghiên cứu này nhằm góp phần tăng cường tiếng nói cho người khuyết tật, nâng cao năng lực cho các tổ chức và mạng lưới của người khuyết tật cũng như cung cấp thông tin bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách.

Theo nghiên cứu, 43% số người khuyết tật được hỏi có cảm nhận bị kỳ thị, với tỷ lệ bị kỳ thị cao tập trung ở các nhóm người trẻ tuổi, nam giới, khiếm thị và đa khuyết tật.

"Đừng gọi chúng em là người khuyết tật nữa, hay coi chúng em như những người bình thường với những sự khác biệt", Thùy Chi - đến từ Lào Cai chia sẻ. Ảnh: LP

Có 44% người trả lời được xác định là có tự kỳ thị trong một năm qua. Nghiên cứu phân tích quan hệ giữa tự kỳ thị và các mặt khác nhau của đời sống - sức khỏe, việc làm, mức độ tham gia xã hội.  Nghiên cứu kết luận tự kỳ thị là hệ quả của định kiến, phân biệt đối xử của xã hội đối với người khuyết tật và việc người khuyết tật nội tâm hóa những định kiến và phân biệt đối xử đó. Cũng theo nghiên cứu, 46% người được hỏi tự cho rằng người khuyết tật không nên yêu và lập gia đình.

Bà Caitlin Wiesen, Giám đốc Quốc gia của UNDP tại Việt Nam cho biết, mục đích của Công ước của Liên hợp quốc về quyền của Người khuyết tật mà Việt Nam đã ký kết là thúc đẩy, bảo vệ và đảm bảo tất cả mọi người khuyết tật đều được hưởng đầy đủ và bình đẳng tất cả các quyền và tự do cơ bản của con người.

Việc phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật là một bước tiến quan trọng nhưng những thay đổi trong luật pháp cần được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày của người khuyết tật. UNDP Việt Nam hỗ trợ iSEE thực hiện nghiên cứu này nhằm tăng cường tiếng nói của người khuyết tật và chống lại kỳ thị ở Việt Nam. 

Nghiên cứu tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức và mạng lưới của người khuyết tật thảo luận và xác định những hình thức kỳ thị, đồng thời góp phần xây dựng năng lực của người khuyết tật. Ngoài ra, Nghiên cứu cũng đưa ra những khuyến nghị để các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách phù hợp nhằm xóa bỏ kỳ thị đối với người khuyết tật.

Chia sẻ về những rào cản trong giáo dục, y tế, và giao thông đi lại, bà Thùy Chi, người có khuyết tật vận động đến từ Lào Cai cho biết “đừng gọi chúng em là người khuyết tật nữa, hay coi chúng em như những người bình thường với những sự khác biệt”.

Tới -  chàng trai 25 tuổi sống tại Đà Nẵng, người khuyết tật trí tuệ - là nhân vật chính trong phim tài liệu. Ảnh: LP

Tại buổi công bố kết quả nghiên cứu “Xóa bỏ kỳ thị”, UNDP và iSEE cũng công chiếu bộ phim tài liệu “Tới” - câu chuyện chân thực về đời sống thường ngày của một người khuyết tật trí tuệ.

Nhân vật chính là Đặng Văn Tới, chàng trai 25 tuổi sống tại Đà Nẵng. Được xác định là người khuyết tật trí tuệ nên Tới theo học tại trường Chuyên biệt Tương Lai. Kể từ khi ra trường đến nay, anh đã trải qua nhiều công việc khác nhau như bê vác, dắt xe ở quán café, thợ mộc… với mức lương ít ỏi.

Câu chuyện của Tới là một trong rất nhiều câu chuyện của những người khuyết tật trí tuệ ở Việt Nam, những người đang phải đối mặt với sự phân biệt đối xử từ chủ lao động nói riêng và từ xã hội nói chung.

Lê Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm