Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ năm, 01/08/2024 - 11:54
(Thanh tra) - Gần chục ngày qua, ngập lụt kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống hàng ngày của hàng ngàn người dân tại "rốn lũ" Chương Mỹ (Hà Nội). Tính đến sáng 1/8, theo báo cáo nhanh của huyện Chương Mỹ, vẫn còn hơn 3.500 người dân phải sơ tán, nhiều nhà văn hoá, trường học vẫn ngập sâu trong nước...
Hơn 3.500 người dân tại "rốn lũ" Chương Mỹ vẫn phải sơ tán. Ảnh: A.T
Theo UBND huyện Chương Mỹ, tính đến 7h sáng nay (1/8), vẫn còn 19 thôn, xóm trên địa bàn huyện bị ngập, với 1.252 hộ bị ảnh hưởng, hơn 6.000 người dân cần cứu trợ và hơn 3.500 người dân phải đi sơ tán.
Mưa lớn cũng đã làm 721m kênh mương bị hư hỏng; 4.685m đê bị ngập. Đê hữu Bùi tại vị trí tường kè thôn Đừn, xã Tốt Động xuất hiện hiện tượng rò rỉ qua chân tường kè dài khoảng 200m, chiều dài đoạn đê bị sạt lở 30m tại xã Quảng Bị; đập Vai Vàng bị sạt lở 100m, trạm bơm Lải Cao (xã Tân Tiến) bị ngập sâu trong "biển nước".
Đặc biệt, trên địa bàn xã Nam Phương Tiến, sạt lở vai Đồng Làng dài 30m, rộng 4m; hơn 100 cầu cống, đập bị hư hỏng...
Tính đến sáng 1/8, vẫn còn hơn 92.000m đường giao thông nội đồng bị ngập; hơn 400m đường giao thông nội đồng bị sạt lở; gần 30.000m đường giao thông nông thôn vẫn… ngập.
Đáng chú ý, vẫn còn 13 công trình công cộng, di tích bị ngập. Trong đó, có 9 nhà văn hoá, 3 trường học, 1 trạm y tế.
Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đỗ Hoàng Anh Châu cho biết, những ngày qua, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn lắp dựng biển cảnh báo, rào chắn tại các tuyến đường và khu vực ngập sâu; phân công lực lượng công an thường xuyên tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho người dân.
Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban, ngành huyện chủ động triển khai phương án đảm bảo cứu trợ đời sống cho Nhân dân; không để tình trạng người dân không có nước uống, sinh hoạt và lương thực, thực phẩm thiết yếu; triển khai công tác đảm bảo vệsinh môi trường; hỗ trợ khám chữa bệnh, thuốc men và thiết bị y tế…
Huyện cũng đã huy động 4.721 người và 199 phương tiện tham gia khắc phục hậu quả mưa lũ. Trong đó, các lực lượng đã sử dụng 6.028m3 đất, cát; 52.675 bao tải; 180m2 bạt nilon. Xí nghiệp Đầu tư và Khai thác công trình thủy lợi đã vận hành 12 trạm với 36 máy bơm để tiêu úng.
Bên cạnh đó, tổ chức tiếp nhận từ nguồn xã hội hóa, nguồn ngân sách của các đơn vị mua sắm cấp phát hỗ trợ đến các hộ trong vùng ngập úng.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đỗ Hoàng Anh Châu, thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo khẩn trương đóng điện trở lại cho các hộ nước rút đảm bảo an toàn, hỗ trợ bóng điện, dây điện cho các hộ khó khăn. Huyện sẽ đảm bảo cứu trợ đời sống cho Nhân dân. Không để tình trạng người dân không có nước uống, sinh hoạt và lương thực, thực phẩm thiết yếu...
Ứng trực 24/24 để kiểm tra, xử lý kịp thời các sự cố, tình huống phát sinh
Trước đó, trong trận mưa lớn ngày 23 và 24/7 đã khiến nước tràn qua bờ đê sông Bùi tràn vào khu vực nhà dân gây ngập sâu, nhiều người dân ở huyện Chương Mỹ phải di dời tài sản để "chạy lũ".
Đến nay, đã chục ngày trôi qua, nhiều nơi tại huyện Chương Mỹ vẫn đang bị ngập sâu, nước lũ rút chậm dù trời không mưa lớn.
Trước tình hình đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đi thị sát tình hình ngập lụt tại “rốn lũ” Chương Mỹ. Qua kiểm tra, dự đoán ngập lụt có thể kéo dài, Bí thư Thành ủy yêu cầu phải tính tới an sinh xã hội, hỗ trợ chỗ ăn ở cho người dân bị ảnh hưởng.
Trong chiều 31/7, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội cũng đã họp khẩn bàn biện pháp khắc phục hậu quả mưa lũ lớn, úng ngập tại các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị, các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác, tiến hành ứng trực 24/24 để rà soát, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố, tình huống phát sinh. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch “4 tại chỗ”, kiên quyết không để sự cố vỡ đê trên địa bàn.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội lưu ý, các huyện huy động các nguồn lực hỗ trợ, bảo đảm đời sống người dân nhất là vùng úng ngập sâu, tuyệt đối không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, bùng phát dịch bệnh.
Thời gian tới, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND các huyện nghiên cứu, xây dựng kịch bản ứng phó trước mắt và kịch bản tổng thể lâu dài để chủ động với các sự cố, tình huống thiên tai bất ngờ có thể xảy ra, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra, ổn định đời sống người dân.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024T.Thanh
21:05 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương