Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Kiên
Thứ bảy, 09/11/2024 - 14:56
(Thanh tra) - UBND tỉnh Hoà Bình cho biết mới ban hành kế hoạch triển khai về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới.
Một dự án nhà ở tại thành phố Hoà Bình. Ảnh: TK
UBND tỉnh Hoà Bình đã ban hành Kế hoạch số 219/KH-UBND, ngày 4/11/2024 về triển khai Quyết định số 927/QĐ-TTg ngày 30/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 34-CT/TW và Kế hoạch số 270-KH/TU ngày 27/8/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới.
Chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về phát triển nhà ở xã hội
Kế hoạch đặt ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp, trong đó tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về công tác phát triển nhà ở xã hội.
UBND tỉnh Hoà Bình giao các sở, ngành, địa phương thường xuyên triển khai quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung Chỉ thị số 34-CT/TW và Kế hoạch số 270-KH/TU bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, công chức, viên chức nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội về tính chất, ý nghĩa của công tác phát triển nhà ở xã hội.
Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội; đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh, cơ quan, đơn vị, địa phương.
Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố thực hiện quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội độc lập hoặc trong các dự án nhà ở thương mại tại các vị trí thuận tiện về giao thông, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiết yếu.
Ưu tiên bố trí quỹ đất, nguồn vốn, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển nhà ở xã hội; đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi thực chất, đủ hấp dẫn để thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư, phát triển nhà ở xã hội và thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh.
Tham mưu phát triển đa dạng loại hình nhà ở xã hội và cơ chế, chính sách mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà lưu trú, ký túc xá cho công nhân, người thu nhập thấp khu vực đô thị, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang với giá phù hợp với khả năng chi trả của từng đối tượng thụ hưởng; tăng tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê.
Chú trọng hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, người nghèo và các đối tượng chính sách. Kết hợp linh hoạt giữa các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân.
Thực hiện công khai, minh bạch, công bằng, đúng đối tượng đối với các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội. Thực hiện tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, hợp lệ trong xác định giá nhà ở xã hội.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét nâng mức hỗ trợ nhà ở cho người có công và các đối tượng chính sách tại các chương trình mục tiêu.
Các sở, ban, ngành, địa phương tập trung thực hiện đảm bảo các quy định của pháp luật về nhà ở xã hội, nhất là về cơ chế tài chính, sử dụng nguồn lực, đất đai, đầu tư, đầu tư công, xây dựng, đấu thầu, quy hoạch…
Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội
Về vốn cho phát triển nhà ở xã hội, ưu tiên đề xuất bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước từ Trung ương và địa phương tương xứng để bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển nhà ở xã hội.
Nhà nước tập trung phát triển nhà ở xã hội cho thuê khu vực đô thị bằng nguồn vốn đầu tư công. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai hiệu quả chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội. Nghiên cứu hình thành quỹ phát triển nhà ở xã hội, hoặc mô hình định chế tài chính phù hợp để phát triển nhà ở xã hội dài hạn, bền vững.
Mở rộng nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội từ quỹ đầu tư phát triển địa phương và nguồn vốn từ nước ngoài. Khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư, quỹ tín thác đầu tư và các hoạt động liên doanh, liên kết thực hiện dự án nhà ở xã hội.
Bố trí cấp đủ nguồn vốn ngân sách cho Ngân hàng Chính sách xã hội, các ngân hàng thương mại được Nhà nước chỉ định để cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội. Rà soát, đổi mới, tiếp tục mở rộng chương trình cho vay ưu đãi đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo chính sách về nhà ở xã hội.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, bảo đảm việc triển khai các dự án nhà ở xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại đúng mục đích.
Quản lý, giám sát chặt chẽ việc đầu tư, xây dựng, bán, cho thuê, sử dụng căn hộ các dự án nhà ở xã hội, ngăn ngừa, kịp thời xử lý nghiêm những sai phạm, trục lợi chính sách.
Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ được phân công theo kế hoạch.
Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch; thực hiện chế độ báo cáo tình hình tổ chức, triển khai thực hiện.
Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí từ ngân sách Nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Uyên Phương
(Thanh tra) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đặt mục tiêu đến năm 2026 cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết hoặc mâu thuẫn, chồng chéo hoặc quy định chung chung, không cụ thể, không rõ ràng; bãi bỏ 100% điều kiện đầu tư kinh doanh của các ngành, nghề không thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.
Thái Hải
Trần Kiên
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Thu Huyền
Hoàng Long
Minh Tân
Phúc Anh
Uyên Phương
Quang Dân
Trọng Tài
Minh Tân
Đông Hà
Thu Huyền